Posted by tâm tịnh (172..83.52) on December 02, 2023 at 10:03:13:
In Reply to: Re: Anh eZ ơi! posted by eZ on December 01, 2023 at 19:38:19:
một hôm Thiền sư Vân Môn thượng đường, đưa cây gậy lên bảo chúng: “Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích nó là không, Duyên giác gọi nó là huyễn có, Bồ-tát th́ đương thể tức không, Thiền gia th́ thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi, không được động đến.”
Phàm phu thấy cây gậy cho là thật nên khởi tâm phân biệt đẹp xấu, đẹp th́ ái (yêu), xấu th́ tắng (ghét). Nếu ái th́ muốn được về ḿnh, là thủ; có ái có thủ là nhân sanh ra hữu và sanh lăo tử của đời vị lai. Hẳn đây là gốc mầm của sanh già bệnh chết.
Để dứt cái ái thủ này, đức Phật dạy hàng Nhị thừa phải dùng trí quán sát thấy cây gậy là vô thường, ngày nay nó như thế, mai kia nó sẽ cũ, sẽ mục, rồi trở thành không. Biết rơ như vậy th́ ḷng tham ái cây gậy sẽ dứt. Đây là dùng trí quán sự vật trôi theo ḍng thời gian biến hoại để dứt ái thủ.
Cũng mục đích phá dẹp ái thủ, đức Phật dạy hàng Duyên giác quán sát cây gậy do nhân duyên sanh. Do đất nước gió lửa chung hợp sanh ra cây gậy, cây gậy đợi duyên hợp mới có, th́ cái có này không thật, như huyễn, như hóa. Hàng Duyên giác thấy cây gậy như huyễn hóa th́ đâu c̣n tâm tham ái. Thế là ái thủ dứt, ḍng sanh tử cũng dừng ngang đây.
Bồ-tát đă thấy tột lư nhân duyên không cần quán sát nữa, thấy cây gậy biết rơ không Thật tánh, nên nói đương thể tức không. Bởi thấy không Thật tánh nên Bồ-tát đâu c̣n tâm luyến ái cây gậy, do đó ḍng sanh tử dứt.
Đến Thiền gia thấy cây gậy là cây gậy. Tại sao? Bởi v́ người thấu đạt lư thiền, tâm không c̣n chạy theo cảnh, đối cảnh tâm như như nên nói cây gậy là cây gậy.
-Lụm lặt trên mạng -