Posted by ch (24..59.201) on January 21, 2025 at 10:01:38:
Vớ vẩn ngày mưa
Nhiều lúc ngồi đọc sách hoặc viết lách vớ vẩn, nh́n qua thấy Mrs. CỌP vừa đang lui cui loay hoay dọn dẹp, hoặc vừa thoải mái nằm ghế sofa vừa nhí nha nhí nhô cả tiếng đồng hồ qua điện thoại với ai đó, tôi thật sự khâm phục. Nói cái ǵ mà nói dài-ài-ài-ài-ài nói dai-dai-dai-dai-dai-dai-dai-ai-ai thế nhỉ ???
Đôi khi sự ṭ ṃ khiến tôi vừa vờ đọc sách vừa cố ngóng tai lắng nghe xem nàng đang nói những ǵ. Hóa ra toàn là chuyện trên trời dưới đất, chuyện con chuyện cháu, chuyện làm bánh ḅ nướng thế nào cho có nổi “rể tre”, nấu chè thưng cần những thứ ǵ, chuyện địa ốc, chuyện mua xắc mua ví, chuyện cô ca sĩ này hát không hay bằng cô ca sĩ kia, chuyện mấy cô ấy hát không hay nên phải mặc quần áo ít vải gọn nhẹ để “hát hay không bằng hay … khoe ra xíu xíu”.
Lúc nàng nói chuyện với bạn bè lớn tuổi hơn, xen kẽ giữa những mẫu đối thoại đằm thắm êm tai là tiếng “dạ” lễ phép ngọt ngào, tiếng “Vậy hả chịịịịị?”, “Ồ, vậy sao? Em đâu có nghe ai nói đâu?”
C̣n lúc 8 với bạn học ngày c̣n “Gia Long áo trắng” th́ tiếng “dạ” tiếng “thưa” hoàn toàn vắng bóng. Thay vào đó là những tiếng nạt nộ hung hăng “Mày nghen mày?”, “Con quỉ sứ”, “Đồ khốn nạn”, v.v. . Lại c̣n những câu hăm dọa “Coi chừng nghen mày? Tao giết mày nghen mày ?” Chữ “giếtttttttt” kéo dài hoàn toàn nghịch lại với tiếng cười “hihihi”, “hehehe” sau đó. Đúng là chỉ có đàn bà mới có thể vừa nghiến răng hăm dọa chém giết vừa toe toét cười. Mà nghĩ cũng thật lạ, một bà đă là bà ngoại bà nội của vài đứa con nít lại c̣n ôm điện thoại hi hi ha ha đ̣i giết người. Cũng may, bà nội bà ngoại này chưa một lần đ̣i giết ông nội ông ngoại đang ngồi nghe lén.
Tôi nghiêng ḿnh khâm phục tài nói nhiều của vợ ḿnh, nói riêng; và của đàn bà nói chung.
Rồi tôi suy nghĩ, sao mà họ tài thế? “Biệt tài” này từ đâu mà có? Sao mà đàn bà trong lĩnh vực này lại hơn hẳn đàn ông như thế? Đi đâu cũng thấy sự tài ba của họ như thế?
Nói đâu cho xa, mấy hôm trước trên một trang mạng sắp đóng cửa, tôi đă đọc được hai bài thơ thật hay, hoài cảm về một thuở cổ tích tuyệt vời, “thuở làm thơ” xa lắc. Hai tác giả, một nam một nữ, đă làm thơ nhanh như Tào Thực bên Tàu ngày xưa 7 bước làm xong bài thơ. Hai bài thơ của hai tác giả đều làm tâm hồn người đọc thổn thức, u hoài cảm khái về một thuở … quậy của chính ḿnh. Điểm khác biệt giữa hai bài là thơ của tác giả nam (tôi không quen ông này. Ai vậy?) chỉ có 3 đoạn, mỗi đoạn 4 câu, trong khi bài thơ của tác giả nữ (tôi cũng không biết bà này. Ai vậy hè?) th́ lại có đến 6 đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Nghĩa là dài gấp đôi thơ của tác giả nam. Khả năng đàn bà nói nhiều gấp đôi đàn ông về cùng một đề tài, trong cùng một khoảng thời gian gần như giống nhau, đă được chứng minh một cách cụ thể ngay trên trang mạng này!
Tôi suy nghiệm ra rằng cũng như tổ tiên trăm ngh́n năm trước, đàn ông bao giờ cũng nói ít hơn đàn bà. Theo chút xíu kiến thức chắp vá học lóm về nhân chủng học của ḿnh, tôi nghĩ việc các bà nói nhiều hơn các ông phát xuất do sự phân chia công việc mưu sinh từ ngh́n ngh́n xưa. Đàn ông sức lực mạnh mẽ, đảm việc săn bắn, kiếm thịt, kiếm nguồn đạm động vật nuôi gia đ́nh. Đàn bà sức lực ít mạnh mẽ nhưng kiên nhẫn bền bĩ, đảm nhận công việc trồng trọt, hái rau trái hoa quả kiếm vitamin, kiếm nguồn đạm thực vật.
Qua từng giai đoạn phát triển của loài người, công việc đi săn, ŕnh ṃ t́m kiếm thú rừng để từ cầm đá chọi nó, lấy cây chọt nó, lấy lao phóng nó, đến lấy cung tên lấy súng bắn nó, v.v. đ̣i hỏi khả năng ngậm miệng nín re cao độ. Đàn ông tập dần thói quen không nói nhiều. Vừa đi ŕnh rập thú rừng mà vừa nói nhiều nói oang oang th́ chỉ có săn được bắt được mấy con thú điếc. Tất cả thú rừng khác th́ đă vội vàn bay chạy mất tiêu khi nghe tiếng người.
Ngược lại, “tài năng” nói nhiều của đàn bà là do quán tính, do thói quen từ việc làm đă trở thành tự nhiên suốt ḍng lịch sử con người. Công việc trồng trọt, hái rau trái bao gồm nhiều động tác lập đi lập lại quen tay đến mức không cần suy nghĩ. Các động tác xới đất, cuốc đất, trồng cây non, gieo mạ, hái trái, hái lá, hái hoa, v.v. có thể được thực hiện ít cần đầu óc từng phút từng giây chủ động, tính toán.
Khi tay chân đều đều một động tác không cần tính toán th́ đầu óc phải “kiếm chuyện” hoạt động. Năo bộ vốn là phần hoạt động không ngừng. Đàn bà có thể thảnh thơi tha hồ nói, tha hồ trao đổi, chia sẻ với các bà các cô khác những điều tai nghe mắt thấy, những ư nghĩ trong đầu ḿnh. Thuở xa xưa họ có thể nói cho nhau nghe chuyện thấy hai con ankylosaurus cơng nhau bên bờ suối. Hậu duệ của họ sau này nói chuyện hai con opossum cắn nhau trong sân sau nhà. Ca dao Việt Nam c̣n câu chuyện có bà có cô vừa đều tay thoăn thoắt làm việc vừa mơ màng “Hôm qua em đi hái chè, gặp thằng phải gió nó …”
Ngoài ra, v́ không cần phải quá chú tâm vào các hành động của tay chân ḿnh, đàn bà c̣n có khả năng nói, kể ra những điều tai không nghe mắt không thấy. Các bà vợ cứ càm ràm “tra tấn” chồng v́ những điều ḿnh quyết đoán hoặc chỉ nghi ngờ thôi, là một tỉ dụ.
Tóm lại, nói, truyền thông, là nhu cầu của con người. Con người không thể tồn tại nếu không có truyền thông. Đàn bà không thể tồn tại nếu không nói. Họ cứ thế mà theo gịng lịch sử “tay làm hàm … nói”. Đàn bà nói nhiều hơn đàn ông là do quán tính từ ngh́n ngh́n xưa để lại. Nét đặc biệt của họ là đấy. Tôi từng thấy nét đặc biệt này nơi các phu nhân của tất cả bạn bè từng gặp --- và ngay cả nơi những người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ, dù đă gặp hay chưa.
Như đă vớ vẩn ở trên, tôi khâm phục khả năng nói nhiều của đàn bà, trong đó có Mrs. CỌP. Khi không là người (phải) nghe hoặc là đối tượng, là chủ đề của những ǵ nàng nói, tôi hănh diện có người vợ hoạt bát, có tài nói thao thao bất tuyệt.
C̣n khi xui xẻo bị buộc phải nghe, phải chịu đựng cái hoạt bát của vợ th́ tôi cứ theo bài bản trong “Kiếp Đam Mê” mà tự an ủi “Tôi xin người cứ việc nói, cho tôi tưởng … ”
Y chang như một nhà hiền triết nào đó trên một trang mạng nào đó đă khoe rằng “Lạ thật , tui bị bx càm ràm suốt ngày mà lúc nào tui cũng nghĩ bx thương tui tha thiết ...”
Không biết vị này là ai, chỉ thấy ổng và tôi dường như “chí lớn gặp nhau”. Ước chi có dịp gặp ông ấy, cùng nắm tay đưa lên cao và cùng hô lớn "Đàn bà nói nhiều vạn tuế! Vạn vạn tuế ! Đàn bà nói nhiều muôn năm!"
Có lẽ hầu hết các ông trong chợ này đều muốn làm như thế ha ?