vài nét đại cương phản ánh Chân Đế và Tục Đế


[ Follow Ups ] [ Post Followup ] [ Dharma ]

Posted by Nghiệp (136..98.176) on September 01, 2023 at 21:40:18:

Vài nét đại cương:

Thường thường biến cố (đa số những tai nạn hay một điều bất hạnh như mất mát tiền của, bị lừa đảo, vân vân ...) xẩy đến cho một người mà gây xốc dư luận th́ Phật tử hay bảo nhau đó là do nghiệp dữ!
Cũng như mỗi khi may mắn đến với ai th́ Phật tử kháo nhau là người đó có phước
Thật ra th́ phước hay nghiệp đều là quả của việc gieo nhân lành hay xấu trong quá khứ cho nên nghiệp dữ hay phước lành là do nhân tạo ra trước đó

Phật học dạy rằng Ta Bà là cơi do quỷ Vô thường ngự trị,
cơi này chịu ảnh hưởng của luật Nhân Quả để rồi do gieo nhân mà có nghiệp sinh ra để có duyên do tiếp tục theo thời gian di vào tương lai (bạn có thể nghiên cứu 12 Nhân Duyên để nắm rơ hơn)

Nghiệp có là do nhiều nguyên nhân tạo thành
Nghiệp phân loại ra đại khái như sau:

Đồng nghiệp
Biệt nghiệp
Cộng nghiệp

Đồng nghiệp:
Đây là nói về nghiệp giống nhau
thí dụ: Tất cả con người ta sinh ra đều có mặt mũi tay chân giống nhau, có giọt máu cùng đỏ, có nước mắt cùng mặn, có ư thức để suy nghĩ tính toán, có mắt để nh́n, có mũi để ngửi, có tai để nghe, có thân thể để đi lại có lưỡi để nếm vị của thức ăn và để phóng ra âm thanh
Biệt nghiệp:
Tuy cũng là con người nhưng có Nam Nữ khác nhau về bộ phận sinh dục - phụ nữ có thể sinh con, nam giới có sức mạnh để bảo vệ phụ nữ ḿnh yêu mến và bảo vệ những thứ khác nữa như là gia đ́nh, làng xóm, quốc gia ...
Cũng có người sinh ra đă hoàn mỹ, có người sinh ra đă khiếm khuyết, có người sống lâu có người đoản số!

Tuy những ǵ xảy ra trong xă hội đó là do nghiệp cũng hoàn toàn đúng theo Phật lư
Phật lư cũng có Chân đế và Tục đế
Khi đọc kinh Phật chúng ta cũng thấy những câu như sau:

1
Nghiệp chướng vốn dĩ không có thật

2
TÁN THÁN PHẬT
Đấng pháp vương vô thượng.
Ba cơi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loại
Quy y tṛn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.

Tại làm sao mà Nghiệp chướng vỗn là không ?

Nghiệp chướng chỉ có trong lục đạo luân hồi, trôi lăn trong 6 nẻo Trời Người Atula Địa ngục Ngạ quỷ súc sanh do nghiệp lực mà tồn tại
ngoài sáu nẻo luân hồi (hay ngoài ṿng sinh tử) th́ nghiệp làm ǵ có được!
Phật đă ra ngoài ṿng sinh tử, do đó mới mới có thể hiểu nghĩa thậm thâm của câu
"Quy y tṛn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ"
trong bài TÁN THÁN PHẬT

Theo tục Đế th́ nghiệp vẫn là thật, mọi khổ đau đều là thật
Do đó người ta bảo Phật do Nghiệp mà chết v́ ngộ độc

Người quán rơ nghĩa của Chân Đế th́ người đă thoát ly sinh tử, Nghiệp là không!
Muốn không bị Nghiệp ràng buộc th́ vượt thoát sinh tử

Phật tuy ra đi v́ ngộ độc, nhưng đó là chúng ta chưa liễu ngộ nên chưa chấp nhận

Thí dụ của liễu ngộ:

Điển h́nh là:

1 Vua Trần Thái Tông
Lúc bệnh sắp qua đời, Quốc sư Đại Đăng vào thăm hỏi:

– Bệ hạ bệnh chăng?

Vua đáp:

– Tứ đại bệnh, cái xưa nay sanh tử c̣n không can hệ mà dính kẹt trong bệnh hoạn?

Lúc bệnh mà vẫn c̣n tỉnh táo, thấy bệnh là bệnh, không dính dáng ǵ đến “cái ấy”, th́ chính ḿnh có bệnh ǵ đâu? Người tu b́nh thường chưa có đạo lực, e tới lúc đó tinh thần hoảng hốt, sợ hăi, th́ dễ sánh được chăng?

“Rồi khoảng mấy ngày sau, Thái Tông lặng thinh không nói, đuổi hết kẻ hầu hạ, đem việc nước dặn ḍ Thánh Tông. Thánh Tông muốn nhờ hai Quốc sư Phù Vân (Đạo Viên) và Đại Đăng nói pháp xuất thế cho Thái Tông nghe. Thái tông gằn giọng bảo: “Đến trong đây, bớt một mảy tơ dường trên thịt khoét thành thương tích, thêm một mảy tơ như trong mắt để bụi. Ba đời chư Phật, bốn mắt nh́n nhau, sáu đời Tổ thối thân có phần. Dù Phù Vân nói huyền, Đại Đăng thuyết diệu, điều là lời thừa, có ích ǵ đối với cái này?” Nói cong Vua lặng lẽ tịch.”

Một ông Vua, sống giữa cảnh vàng son, cung phi mỹ nữ, việc nước rộn ràng, mà đến lúc bệnh sắp mất vẫn sáng suốt vững vàng như vậy, nếu hằng ngày không có sức sống chân thật, th́ làm ǵ trong phút chốc vô thường đó, lại làm chủ được?

2. Vua Trần Thánh Tông

Đến lúc bệnh nặng gần qua đời, cũng sống rất có đạo lư giống như một thiền sư:

Vua bệnh, Thượng Sĩ Tuệ Trung gởi thư đến thăm, Vua viết vào cuối trang đáp lại:

Hơi nóng hừng hực mồ hôi đẫm,

Chiếc khố mẹ sanh vẫn ráo khô.

(Viêm viêm thử khí hăn thông thân,

Hà tằng hoán đắc nương sanh khố?)

Đến lúc bệnh nặng, Vua thường lấy ngón tay gơ vào chiếc gối như có sở đắc điều ǵ. Chốc lát, Vua đ̣i bút viết bài kệ:

Sanh như mặc áo,

Chết tựa cởi trần.

Từ xưa đến nay,

Không đường nào khác.

(Sanh như trước sam,

Tử như thoát khố.

Tự cổ cập kim,

Cánh vô dị lộ).

Liền hét, nói: – Chữ bát mở toang đà trao phó, c̣n đâu việc nữa đáng tŕnh anh.

Rồi đuổi hết kẻ hầu hạ, chỉ c̣n một ḿnh Nhân Tông đứng hầu một bên thưa: – Bệ hạ c̣n nhớ lời của Ngài Vĩnh Gia chăng:

Rành rành thấy, không một vật,

Cũng không người chừ cũng không Phật.

Cơi cơi đại thiên bọt nổi trôi,

Tất cả thánh hiền như điện chớp.

Dẫu cho vành sắt trên đầu chuyển,

Định tuệ sáng tṛn vẫn không mất.

Vua nghe xong, bất chợt cười lên rồi gơ chiếc gối tụng:

Rành rành thấy, không một vật,

Cũng không người chừ cũng không Phật.

Cơi cơi đại thiên bọt nổi trôi,

Tất cả thánh hiền như điện chớp.

Xong, chiều hôm đó Vua băng.

Vua bệnh sắp mất, nhưng vẫn thấy không dính dáng ǵ. Hơi nói hừng hực, mồ hôi ướt đẫm là nói lên sức bệnh hoạn đang phủ trùm lên tấm thân vô thường này, nhưng vẫn không dính dáng ǵ đến thân chân thật ấy. Nghĩa là, Vua vẫn có chỗ sống của ḿnh, bệnh hoạn không làm ǵ đến đó được.

Vua xem sanh tử như mặc áo, cởi áo vậy thôi, không có ǵ quan trọng, không bận tâm lo sợ, không vật vă khổ sở, mà c̣n hét lên một tiếng hét sư tử rống đối với vấn đề sanh tử.

“Chữ bát mở toang đà trao phó,

C̣n đâu việc nữa đáng tŕnh anh.”

Cuối cùng Vua ra đi như một thiền sư trong h́nh thức cư sĩ. Quả thực, ngay trong cung Vua, vẫn sáng ngời ánh sáng thiền, dù người có muốn bắt chước cũng không thể nào bắt chước được. V́ thiền không phải việc có thể bắt chước. Với sức sống đó, ai dám đương đầu?

3. Vua Trần Nhân Tông

Ngài c̣n vượt xa hơn hai Vua trước một bước, sau khi hai lần chiến thắng quân Nguyên, vinh quang lên tột đỉnh th́ sau đó Ngài lại xả bỏ tất cả để đi xuất gia, sống đời khổ hạnh đầu đà, đem ánh dáng chân thật soi rọi cho mọi người. Có cái ǵ đặc biệt mà Ngài dám bỏ tất cả như thế? Hẳn phải là có một sức sống tuyệt diệu, vượt ngoài cả đời sống vàng son cao cả của thế gian, mới khiến Ngài trân quí mà sẵn sàng đổi lấy. Sức sống đó là làm chủ được sanh tử, một điều mà người thường bó tay thúc thủ. Điều này hiện rơ lúc Ngài sắp rời bỏ thân xác này:

“Ngày mùng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308), nửa đêm sao trời sáng tỏ, Điều Ngự hỏi Bảo Sát:

– Hiện giờ là giờ ǵ?

Bảo sát thưa:

– Giờ Tư.

Điều Ngự đưa tay mở cánh cửa sổ nh́n ra nói:

– Chính là giờ ta đi!

Bảo sát hỏi:

– Tôn đức đi đâu?

Điều Ngự đáp:

Tất cả pháp chẳng sanh,

Tất cả pháp chẳng diệt.

Nếu hay hiểu như thế,

Chư Phật thường hiện tiền.

Nào có đến đi ǵ?

Bảo sát thưa:

– Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt th́ thế nào?

Điều Ngự liền vả ngay miệng Bảo Sát bảo:

– Chớ nói mớ!

Nói xong, Ngài nằm theo thế sư tử, lặng lẽ mà tịch.

Ngài ra đi một cách tự tại. Đi mà cũng không thấy có đi đâu, v́ chưa từng có đến. Nhưng cái ǵ là cái không đến đi? Việc đó người ngoài cuộc làm sao biết được? Sức sống này quả không thể lư luận bằng lời. Nếu không phải người đă hằng sống trong đó, đừng mong ǵ mộng thấy. Song muốn có được sức sống như thế, hẳn nhiên các Ngài phải có một trí tuệ Thiền không phải tầm thường.



Follow Ups:

Delete your own posting with password 'delete':
Password:    

Post a Followup

Name:     E-Mail:
Subject:
Comments:

UNICODE (Chie^`u Tra('ng => Chiều Trắng)        VIQR (Chie^`u Tra('ng => Chie^`u Tra('ng)