PHẬT THỪA


[ Follow Ups ] [ Post Followup ] [ Dharma ]

Posted by tâm tịnh (172..83.52) on November 13, 2023 at 15:24:26:


PHẬT THỪA
Theo sách vở Mật Tông th́ nếu đi theo con đường Đại Thừa, một người cần trải qua rất nhiều kiếp tu hành th́ mới có thể đạt đến quả vị Phật, nhưng nếu theo con đường Kim Cang Thừa, được một vị thầy đă chứng đắc hướng dẫn và gặp các duyên tốt th́ người ta có thể đạt quả vị Phật ngay trong kiếp hiện tại . V́ thế người ta gọi nó là "con đường tắt" (Sudden Path) nhưng nói vậy không có nghĩa Kim Cang Thừa là con đường mà ai cũng có thể đi được .

Theo sự hiểu biết của tôi th́ đây là một chân lư tối thượng dành cho các vị Bồ Tát mà công phu tu hành tinh tấn đă trải qua vô lượng vô số kiếp, các ngài đă đến giai đoạn cuối cùng của con đường chứng đắc chỉ cần một nhát gươm chém tan màn vô minh để hốt nhiên giác đạt đến cảnh giới Niết Bàn . Tôi muốn nhấn mạnh rằng các vị Tổ, Bồ Tát này đă có đủ Giới, Định, Tuệ, đă mở ḷng Từ Bi, Bác Ái, đă phát tâm Bồ Đề kiên cố, hiểu lư vô thường, luật nhân quả, chứ những kẻ mà Giới chưa giữ nổi, Định chưa yên, ḷng đầy ích kỷ ngạo mạn . Tâm c̣n lao chao như ngọn đèn trước gió mà đ̣i đi con đường tắt th́ thật là quá rồ dại, ngông cuồng .

- Như vậy theo ư ông người ta chỉ nên đi vào những con đường khác ít nguy hiểm hơn hay sao ?

- Đó chỉ là một ví dụ, thật ra muốn hiểu về Kim Cang Thừa phải có kiến thức rất rơ rệt về Tiểu Thừa cũng như Đại Thừa, v́ tất cả đều là Phật Thừa (Buddhist Path). Gọi là Tiểu Thừa, Đại Thừa hay Kim Cang Thừa chỉ là những danh từ, những giai đoạn, tŕnh độ hay những phương tiện mà thôi chứ cả ba con đường hoàn toàn không có ǵ sai khác .

- Xin ông nói rơ hơn về ba con đường này

- Con đường nhỏ hay Tiểu Thừa đặt căn bản trên Giới Luật, Thiền Định để kiểm soát Thân, Khẩu, Ư . Nhờ sự giữ ǵn những kỷ luật nghiêm căn, có một đời sống trong sạch, thanh tịnh và nhờ sự thiền định, theo dơi từng hơi thở, từng cảm giác, từng ư tưởng nhen nhúm trong tâm mà người hành thiền ư thức được rằng trong thế gian này thật không có ǵ bền vững mà thật ra chỉ là những diễn tiến chập chờn, xáo động, trùng trùng điệp điệp nhưng không hề chắc chắn .
Từ ư thức này, họ sẽ thấy rơ ràng tính cách Vô Ngă (Egolessness) của ḿnh, và sự lầm lẫn về cái Ngă (ego) là nguyên nhân của tất cả đau khổ, phiền năo . V́ nhận thấy rằng có một cái Ngă nên con người mới cố gắng tô điểm, bảo vệ, ǵn giữ cho nó được trường tồn . Họ đă nhân danh đủ mọi thứ, từ tôn giáo đến triết học để đề cao cái bản ngă này . Họ đă tạo ra h́nh ảnh Thượng Đế hay lư thuyết về sự bất tử để thỏa măn ước vọng thầm kín là tồn tại măi măi trong cái ṿng vô minh . Cho đến khi thực sự quán triệt được tính chất Vô Ngă của ḿnh họ mới chán ghét Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức và t́m cách thoát khỏi màn vô minh . Tự giác là mục đích của con đường này .

Từ sự ư thức về tính chất Vô Ngă của ḿnh . Cái Ngă không c̣n quan trọng nữa sẽ đưa đến việc mở rộng ḷng thương đến những người xung quanh . Khi cái "Ta" không c̣n nữa th́ đâu c̣n sự phân biệt giữa ta và người khác, chủ thể và đối tượng . Con đường rộng hay Đại Thừa đặt căn bản từ sự ư thức tính chất Vô Ngă của ḿnh và mở rộng ḷng thương đến tất cả muôn loài chúng sinh, không t́m sự giải thoát cho ḿnh mà giúp đỡ cho tất cả đều được thoát khỏi phiền năo, khổ đau . Kinh điển Đại Thừa nhiều như rừng bể, cao siêu khôn lường không thể nói trong ít lâu mà hết được nhưng tựu chung đều đặt căn bản trên sự phát triển ḷng Từ Bi, không những tự giác mà c̣n giác tha .

Con đường tắt hay Kim Cang Thừa (Vajrayana) được gọi là Kim Cương v́ đề cao sự khám phá ra tính chất cứng rắn, không thể hư hoại được của trạng thái giác ngộ, nh́n thấy thực tướng của sự vâ,.t, là lưỡi dao bén xuyên thủng màn vô minh để đạt đến sự giác ngộ, giải thoát . Kim Cang Thừa đề cao sự phát triển về Trí Tuệ siêu việt gọi là Trí Tuệ Bát Nhă . Để đạt đến trí tuệ này phải có tấm ḷng Từ Bi vô cùng rộng lớn . Do đó, Kim Cang Thừa liên quan mật thiết với Đại Thừa và có thể nói rằng Kim Cang Thừa là giai đoạn chót của Đại Thừa, giai đoạn sau khi đă khai mở rốt ráo ḷng Từ Bi, bắt đầu chuyển Thức thành Trí để nhận thức chân lư .

Điều quan trọng cần biết là cả ba con đường tuy thế vẫn chỉ là một (Nhất Thừa) v́ trên thực tế không hề có sự sai khác, cả ba đều nhằm đến sự giải thích, cả ba chỉ là một sự tiếp diễn không ngừng, v́ danh từ Mật Thừa (Tantra) c̣n có nghĩa là sự nối tiếp (Continuous Thread) . Tuy gọi là nối tiếp nhưng không hề có sự khởi đầu hay chấm dứt mà thực ra nó là một cái ṿng tṛn mà trong đó ba con đường có thể ví như những sợi chỉ ba màu cùng quấn lại . V́ tính chất tương quan này ta có thể nói đó là những giai đoạn, tŕnh độ trên cùng một con đường, con đường giải thoát .

Nếu không áp dụng các căn bản Giới, Định của Tiểu Thừa để tự độ th́ khó có thể đi vào con đường phổ độ của Đại Thừa và nếu thiếu ḷng Từ Bi của Đại Thừa th́ không thể đi vào con đường Trí Tuệ của Kim Cang Thừa ...

Trích "Hoa Sen Trên Tuyết" do Nguyên Phong dịch


Follow Ups:

Delete your own posting with password 'delete':
Password:    

Post a Followup

Name:     E-Mail:
Subject:
Comments:

UNICODE (Chie^`u Tra('ng => Chiều Trắng)        VIQR (Chie^`u Tra('ng => Chie^`u Tra('ng)