Đặt cái nhìn về PHÁP như thế nào cho dễ hiN


Posted by 71 ..71..236.46 on Feb 26, 2009 at 09:54:04:

Pháp (viết Hoa, tiếng Phạn là Dharma) thì được hiểu là "lời Phật dạy"
Kinh Phật giảng dậy trong 49 năm trên khắp các nẻo đường ở Ấn Độ .

pháp (viết thường, tiếng Phạn là dharma) thì được hiểu là "sự việc"

pháp môn là "phương tiện"; có 84,000 pháp môn (phương tiện) để dẫn độ chúng sinh

Phân tích thêm về pháp:
-----------------------
Khi chữ pháp dùng chung với những chữ khác như thể
phương pháp, pháp thoại, pháp tắc, pháp luật, ... thì chữ pháp có tánh cách trừu tượng .
Nhưng nghĩa chữ PHÁP của Phật học thì rộng lớn hơn rất nhiều .

Viết đến đây, tôi xin đưa ra hai câu thơ của một vị sư người Việt Nam đã nhắc về cái tánh cách rộng lớn của pháp
"
Lên tận nguồn nho trông bát ngát
vào sâu biển pháp thấy mênh mông
"
Thật vậy, cái tánh cách rộng lớn mênh mông của "pháp" (hay pháp giới) bởi vì nó bao trùm tất cả mọi sự mọi việc kể từ cụ thể cho đến trừu tượng đều nằm trong pháp . Như vậy pháp là tất cả những cái gì có thể dùng giác quan để mà nhận biết được, dùng trí óc suy nghiệm được . Một khái niệm thoáng qua trong đầu - ấy là một pháp . Dùng ngôn ngữ đàm luận được - ấy là một pháp .
Như vậy pháp không chỉ hạn hẹp trong vạn vật mà là tất cả những gì trí óc có thể ghi nhận được và duy trì được tính đặc thù của chúng thì chúng đều được gọi là pháp . Cho nên hiểu pháp giới trong Phật học rộng hơn cả càn khôn vũ trụ .
Vài ví dụ về pháp:
Ví dụ như kim cương, thủy tinh là hai pháp khác nhau và khác với các loại đá khác vì chúng nó có đặc tính đặc biệt riêng của chúng nó mà các pháp khác không có đặc tính y như vậy . Các màu sắc cũng là các pháp đặc thù, ví như màu trắng tinh là một pháp vì nó có đặc tính của nó mà giác quan nhận thức ra khái niệm trắng tinh chứ không phát sinh ra khái niệm khác như trắng đục, vàng, cam, đen, ...
Một vấn đề có khái niệm đúng và sai là pháp đúng, pháp sai, cho đến không có khái niệm đúng hay sai cũng là pháp không có đúng hay sai .
Khi mở mắt thì nhìn thấy ánh sáng, nhắm mắt thì không thấy ánh sáng, cả hai đều là pháp thấy và không thấy .

Khi xưa Phật truyền pháp cho sơ tổ Ca Diếp bằng bài câu kệ sau đây:
"
Pháp pháp bổn vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Ngã phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp
"

Dịch ra nghĩa như sau:

"
Pháp mà gọi là pháp
Vốn nó là pháp không
Pháp không cũng là pháp
pháp có / không nào có

Và như thế là nghĩa pháp trong ba tàng kinh . Cho nên Phật chẳng có nói pháp chi hết trong suốt 49 năm là ý như thế .

-
71



Follow Ups:

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments: (Xin nhớ đánh một chấm vào khung điện thư phía trên)
 Mã đang dùng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website chính của Anh Tuấn


[ VSGardens Dharma Forum ]