ĐỜI SAU TA ĐI về ĐÂU ?


Posted by Sen Xanh ..173..88.201 on Jun 15, 2009 at 14:58:13:

ĐỜI SAU TA ĐI về ĐÂU ?

Giọng đọc Phạm Thuỳ Dương

Audio: http://www.imeem.com/people/xMNRUt7/music/Ety3t8uI/pabongka-rinpoche-doi-sau-ta-di-ve-dau-thuyduong/

Tôi nghĩ hiếm khi chúng ta làm việc lành v́ khao khát có được một tái sinh tốt hơn - chỉ một động lực tối thiểu như thế c̣n không có, nói ǵ đến động lực tốt nhất, tức bồ đề tâm hướng đến giác ngộ, hay tốt nh́ là sự từ bỏ. Ngay từ đầu, chúng ta thường ao ước thành tựu những nguyện vọng liên hệ đến chuyện ăn, mặc ở trong đời này mà thôi. Bất cứ lời nguyện nào ta làm để được mục đích ấy quả thực là tội lỗi. C̣n về phần chính hành động, th́ mọi việc làm của ta c̣n có tính cách chiếu lệ; chẳng hạn niệm một chuỗi OM MAI PADME HUM ta cũng không chuyên chú cho hết chuỗi. Hoặc ta ngũ gục hoặc ta suy nghĩ mông lung. Thật khó mà tập trung dù chỉ trong thời gian đọc một lần câu thần chú Một trăm vị chư thiên ở cơi Đâu suất. Và khi đến giai đoạn hồi hướng, th́ ta lại thụt lui, hướng những ước nguyện ta về cuộc đời này. Bởi thế, mặc dù chúng ta tưởng ḿnh làm công đức lớn, kỳ thực những công đức ấy rất yếu ớt.

Đôi khi chúng ta không làm công việc một cách thích đáng; khi khác ta lại bỏ qua những động lực và bước cuối; và có những lúc chúng ta không thực hiện một giai đoạn nào trong ba giai đoạn ấy một cách thích đáng cả. Bởi thế chỉ có nghiệp bất thiện trong ḍng tâm thức của chúng ta là rất cường liệt mà thôi; chính nó là yếu tố duy nhất có thể làm được khởi động khi ta chết. Và nếu đấy là điều thực sự xảy ra th́ chúng ta chỉ c̣n nước tái sinh vào các đọa xứ, đó là cái chắc. Chúng ta lại bảo, các thầy của chúng ta có khả năng bói toán, ta sẽ xin thầy tiên đoán xem ta sẽ tái sinh về cơi nào. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhơm nếu được thầy tiên đoán sẽ có tái sinh tốt đẹp, và đâm ra lo sợ nếu thầy bảo là xấu lắm. Nhưng làm sao ta có thể đặt tin tưởng vào những chuyện bói khoa ấy? Chúng ta không cần bói bằng xúc xắc, coi thầy, hay xem thiên văn lư số để biết đời sau ta sẽ đi về đâu. Đấng Đạo Sư - Đức Phật đầy từ mẫn của chúng ta đă tiên đoán cho ta trong Kinh tạng, và ta cũng được nhiều bậc hiền trí uyên bác ở Ấn cũng như Tây Tạng, chỉ bảo cho biết. Chẳng hạn bậc thánh Long Thụ đă nói trong phẩm Chuỗi ngọc quư rằng:

Từ bất thiện, phát sinh mọi đau khổ và tất cả các đọa xứ.
Từ đức hạnh phát sinh mọi cơi cao và những tái sinh đầy phúc lạc.

Chúng ta không thể chắc chắn về những chuyện như kiếp sau ḿnh sẽ đi về đâu. Nhưng bậc Đạo Sư - Đức Phật của chúng ta đă thấy rơ và đă giảng dạy một cách không lầm lẫn. Chúng ta chỉ có thể tin được nhờ suy luận, và ta nên tin tưởng sự công bố chân chính của đức Phật về vấn đề này.

Bởi thế, nếu điều chắc chắn là ta sẽ bị đọa, th́ ngay từ giờ phút này ta phải t́m phương thế ǵ ngăn chuyện ấy khỏi xảy đến. Nếu thực t́nh muốn thoát khỏi các đọa xứ, chúng ta phải t́m một chỗ nương tựa che chở cho ta. Như một kẻ tử tội sẽ t́m sự bảo bọc của một quan chức có ảnh hưởng lớn để thoát khỏi tử h́nh. Nếu ta bị nhiễm ô v́ nghiệp ác không thể dung thứ, những tội lỗi ta đă làm th́ ta có nguy cơ chịu sự trừng phạt của luật nhân quả nghiệp báo và đi đến các đọa xứ. Ta nên t́m chốn nương tựa là Ba ngôi Báu Phật, Pháp, Tăng, v́ chỉ có ba ngôi báu này mới có thể che chở chúng ta khỏi rơi vào đọa xứ. Nhưng t́m nơi nương tựa mà thôi th́ chưa đủ, ta phải thay đổi cách hành xử của ḿnh cho hợp với giáo lư về sự quy y. Nếu chư Phật có thể xóa hết tội lỗi nghiệp chướng của chúng ta chẳng hạn bằng cách lấy nước rưới đầu, hay đưa tay dắt dẫn, th́ các ngài đă làm vậy từ khuya rồi, chúng ta đâu có c̣n khổ tới bây giờ. Không, các ngài không thể làm chuyện ấy được. Đức Phật giảng Pháp, nhưng chính chúng ta phải thay đổi cách hành xử đúng theo luật nhân quả mới được. Một bản kinh có nói:

Chư Phật không rửa sạch tội lỗi
Không đưa tay ban phép
Để cho hữu t́nh bớt khổ đau
Không trao sự chứng ngộ chân như của ngài cho kẻ khác.
Ngài giải thoát cho con người bằng giáo lư chân như.

Đến đây bạn có thể nghĩ, “Tôi sẽ t́m trú ẩn trong ba ngôi báu để khỏi sa vào đọa xứ, và sẽ áp dụng những phương pháp để khỏi đọa xứ. Tôi sẽ thay đổi cách hành xử để phù hợp với luật nhân quả.” Đấy là bạn đă khởi lên một động lực ở tŕnh độ Lam-rim thuộc Phạm vi Nhỏ.

Tuy nhiên, có phải chỉ cần giải thoát khỏi đọa xứ mà thôi chăng? Chưa đủ. Cùng lắm là bạn sẽ leo lên được các cơi trên chừng một hai kiếp, rồi lại rớt trở lại vào những đọa xứ, nơi mà nghiệp ác bắt kịp bạn. Vậy đấy không phải là giải pháp tối hậu, bạn không thể tin cậy vào nó. Quả thế, chúng ta đă bao nhiêu kiếp từng được sinh vào các cơi trời, rồi sau đó lại rơi vào các đọa xứ. Bây giờ chắc chắn ta cũng sẽ lâm vào t́nh trạng tương tự. Trong những kiếp quá khứ, ta đă từng là Phạm vương, Đế thích sống trong những cung trời. Điều này đă nhiều lần xảy ra, tuy thế chúng ta lại phải từ giả những cơi ấy mà quằn quại trên giường sắt nóng của địa ngục. Chuyện này cũng đă từng nhiều phen tái diễn. Ở các cung trời, chúng ta thưởng thức vị cam lồ của chư thiên; rồi khi rời khỏi cơi ấy, chúng ta phải uống nước đồng sôi trong địa ngục. Chúng ta đă từng hưởng lạc thú với những tiên ông tiên bà, rồi phải sống trong địa ngục vói ngưu đầu ngục tốt vây quanh. Chúng ta được sinh làm vua Chuyển luân cái quản hàng trăm thần dân, rồi lại tái sinh làm những tôi tớ nô t́ hạng bét như cỡi lừa và giữ trâu. Có lúc ta được sinh làm thần mặt trời, thần mặt trăng, thân thể chúng ta tỏa ra nhiều ánh sáng tới nổi ta chiếu sáng khắp bốn châu lục địa. Rồi chúng ta tái sinh dưới đáy đại dương, khoảng giữa các châu lục, nơi hoàn toàn tối tăm tới nỗi ngay đến chân tay của ta, ta cũng không nh́n thấy được. Đại loại như thế. Dù bạn có thành tựu được bao nhiêu phúc lạc thế gian, điều ấy thực không đáng tin cậy, không có một thực chất nào.

Chúng ta đă kinh qua không biết bao nhiêu là nỗi khổ, nhưng bao lâu chưa thoát khỏi ṿng luân hồi sinh tử, th́ chúng ta vẫn c̣n phải chịu đựng dài dài, nhiều khổ đau hơn nữa. Nếu đem chất đống lại một nơi tất cả những phân uế và những thứ dơ dáy mà chúng ta đă ăn trong bao đời kiếp làm thân súc sinh, th́ cái đống phân uế ấy có thể là cao hơn núi Tu di, vua các dăy núi. Ấy vậy mà ta c̣n phải ăn nhiều phân dơ hơn thế nữa, nếu ta chưa thoát khỏi luân hồi. Nếu đem tất cả những cái đầu của ta bị kẻ thù chặt trong kiếp quá khứ mà chất đống lại, th́ cái núi đầu ấy c̣n cao hơn cơi Phạm thiên. Tuy thế nếu ta không chấm dứt ṿng luân hồi sinh tử của ta, th́ ta c̣n phải mất nhiều đầu hơn nữa. Trong những tái sinh của ta ở địa ngục trong quá khứ, nước đồng sôi mà ta đă bị uống đem gom lại c̣n nhiều hơn nước bốn biển, nhưng ta c̣n phải uống nhiều hơn nếu ta chưa thoát khỏi luân hồi. Nghĩ đến việc cứ phải lang thang măi không mục đích v́ chưa thoát khỏi ṿng luân hồi sinh tử, ai mà không lo sầu thống thiết.

Ngay cả khi được tái sinh làm chư thiên hay loài người cũng chưa hẵn thoát khỏi bản chất của khổ đau. Loài người có cái khổ sinh, già, bệnh, chết, xa ĺa những ǵ ta thân yêu, gần gũi những ǵ ta khó chịu, mong cầu ǵ cũng không được toại ư. Loài trời tu la cũng có nỗi khổ bị thương tật què quặt trong khi đánh trận, và luôn luôn khổ v́ ḷng ganh ghét ray rứt tâm can. Tái sinh ở những cơi trời Dục giới th́ có nỗi khổ là, khi năm tướng suy xuất hiện là thấy cái chết gần kề. Chư thiên hai cơi trên (sắc và vô sắc) không có nỗi khổ nào hiện rơ. Tuy thế tự bản chất, họ vẫn ở trong tầm của cái khổ liên hệ đến mọi pháp hữu vi, bởi v́ họ chưa đạt đến tŕnh độ tự tại để duy tŕ trạng thái của ḿnh. Cuối cùng họ sẽ rớt xuống cơi dưới, vậy nên họ cũng không thoát khỏi khổ.

Nói tóm, bao lâu bạn chưa vĩnh viễn ra khỏi kiếp luân hồi, th́ bạn vẫn chưa thoát khỏi bản chất của khổ. Bởi thế cần phải dứt khoát tự giải thoát ḿnh ra khỏi luân hồi, và bạn phải làm chuyện ấy ngay trong đời sống này của bạn.

Thường chúng ta nói: “Tôi không thể tu kiếp này được.” Và cầu nguyện cho kiếp sau. Nhưng ta có thể làm việc ấy ngay trong đời này. Chúng ta đă được thân người thuận lợi, đây là h́nh thể vật lư thuận lợi nhất cho việc thực hành chánh pháp. Chúng ta đă gặp được nhiều duyên lành, gặp Giáo lư của Phật, vân vân. Vậy nếu chúng ta không thể đạt giải thoát ngay bây giờ, th́ đến khi nào mới đạt?

Như vậy, bạn có thể nghĩ, dù có sao đi nữa ta phải nhất quyết phải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Trích từ: http://www.thuvienhoasen.org/giaithoattronglongtay-00.htm

GIẢI THOÁT TRONG L̉NG TAY
Pabongka Rinpoche
Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải



Follow Ups:

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments: (Xin nhớ đánh một chấm vào khung điện thư phía trên)
 Mă đang dùng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website chính của Anh Tuấn


[ VSGardens Dharma Forum ]