Re: Xin bắt đầu khóa bàn hàm thụ về 4 chân lư


Posted by Tiếp theo về khổ ..71..6.116 on Apr 11, 2011 at 09:15:22:

In Reply to: Re: Xin bắt đầu khóa bàn hàm thụ về 4 chân lư posted by Vo thuong on Apr 11, 2011 at 08:06:25:

Khổ có rất muôn h́nh vạn trạng, từ thể xác cho đến tinh thần mà khổ tùy theo quan điểm của từng người để rồi thành h́nh tạo nét .

Chẳng hạn như nghèo nàn là khổ - theo quan điểm của người nghèo th́ giầu có là sung sướng, có đánh chết cũng không thể nói cho người nghèo tin và nhận ra là kẻ giầu có cũng đau khổ cho nên người nghèo cầu mong cho họ được trở nên giầu có để thoát khổ nhưng họ đâu có ngờ rằng họ khổ ngay trong sự cầu mong mà chưa được toại nguyện ấy!

Bàn cho rộng ra thêm nghèo là khổ, khi một người giầu có nghĩ rằng nếu ḿnh đem của cải ra giúp đỡ người nghèo, đó là để cứu khổ . Nhưng rồi sau khi họ ban phát hết của cải cho người nghèo, chính bản thân họ cũng trở nên nghèo mà nghèo là khổ, làm sao có thể cứu khổ trong khi thế gian này bao giờ cũng chịu quy luật 1 sự thật phũ phàng: giầu và nghèo bao giờ cũng đi chung như 1 ngày có 24 giờ mà ngày và đêm dính vào nhau không thể tách rời ra được .
Có người lạc quan hơn, họ bảo rằng đừng có phát hết của cải, chỉ giúp cho kẻ khác bớt khổ và chỉ giúp cho người ḿnh thương thôi, như vậy ḿnh vẫn không thể nghèo mà người ḿnh thương cũng được ḿnh cứu khổ rồi! làm sao ḿnh lo cho hết được cả thiên hạ, họ cũng phải có người thương để cứu họ thoát khổ cơ mà, mặc kệ họ đi!

Theo quan điểm nghèo là khổ, giầu là sướng, không giầu không nghèo là thoát được khổ đă vô t́nh ngầm bảo là Phật chưa từng cứu khổ tại v́ Phật nghèo nhất thiên hạ và phải đi chân đất khắp nơi để xin ăn ngày 1 bữa, mặc có ba bộ quần áo, không có cho ai tiền bạc - Thảo nào ai cũng nghĩ đạo Phật là tiêu cực, là trốn nợ đời, là sống bám vào xă hội mà theo quan điểm nghèo là khổ, giầu là sướng, không giầu không nghèo là thoát được khổ th́ gíup đỡ theo khả năng ḿnh có thể mở rộng hầu bao để giúp người nghèo khỏi khổ mà hầu bao của ḿnh cũng luôn luôn vừa đủ là tốt nhất .

Rồi ngay cả sau khi toại nguyện như thế, người có đời sống sung túc hay giầu có sẽ rơi vào cái khổ của họ .

Giầu có cũng rất là khổ - theo quan điểm của người giầu có th́ nội nỗi lo sợ phải nghèo trở lại cũng đă đủ để khổ đau v́ vậy người giầu có phải lo toan để giữ ǵn của cải và cho là người nghèo cũng có cái sướng của họ là không phải lo nghĩ mệt óc.

Như vậy cứu khổ bằng cách cho tài vật cũng chỉ là tạm bợ theo kiểu "lọt sàng th́ xuống nia" chứ không phải là cứu khổ thật sự!
Ngay cả những người nghèo không chịu nhận tài vật của người giầu có mà chính họ sau khi chịu khó làm lụng sẽ trở nên giầu có, họ cũng không hết khổ mà sẽ rơi vào cái khổ của sự giầu có mà thôi .

Khi con người ghét nhau, đó cũng là khổ đau,
thí dụ như có một dạo hai người chơi net ở bên chợ VS : Gấu và Cáo, họ tuyên bố là không thể đội trời chung và Gấu có thể thanh toán Cáo nếu gặp mặt Cáo ngoài đời - V́ vậy theo tôi biết, cả hai Gấu và Cáo đều khổ!

Nói chung, khổ chi phối trong từng góc cạnh của cuộc đời và chế ngự trong từng suy nghĩ của con người .




Follow Ups:

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments: (Xin nhớ đánh một chấm vào khung điện thư phía trên)
 Mă đang dùng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website chính của Anh Tuấn


[ VSGardens Dharma Forum ]