Tiếng hét của Lâm Tế (2)


Posted by Nhận Xét ..71..0.61 on Nov 01, 2011 at 10:10:08:

Trong Phật học cơ bản chúng ta nghe nói về

Căn
trần
thức


Căn (bộ phận của thân thể):
---------------------------
5 căn mắt, tai, mũi, lưỡi và cảm giác chạm vào da thịt.

Trần (ngoài thân thể là trần gian bên ngoài):
---------------------------------------------
5 trần dành cho 5 căn kia giao tiếp là hình dáng, âm thanh, mùi hương, vị, và cảm xúc.

Thức (Hành động giao tiếp của căn và trần):
--------------------------------------------
5 thức là nhãn thức nhĩ thức tỉ thức thiệt thức và thân thức
mắt gặp hình dáng --> nhãn thức
tai nghe âm thanh --> nhĩ thức
mũi ngửi mùi hương --> tỉ thức
lưỡi nếm vị mặn ngọt --> thiệt thức
thân thể bị đánh thì đau --> thân thức

Năm thức trên gọi là tiền ngũ thức hay ngũ câu ý thức mà hành động của chúng tự sáng mà không soi cho nên chẳng bao giờ sinh nghiệp!
Thí dụ như các loài vô tình chẳng có ý thức

Loài hữu tình, nhất là con người còn một căn nữa là ý căn.
Ý căn (làm cho con người có tư duy, có cảm thọ - Mind and emotional)
-------------------------------------------------------------------
Ý căn cho tâm phân biệt (soi) các hành động giao tiếp giữa năm căn và năm trần để sinh ra ý thức do đó con người có ý thức cho nên nghiệp theo đó mà sinh.
Nếu không có ý thức thì các thức kia dù có đó muôn đời cũng chẳng sinh được nghiệp!

Tóm lại,
Con người tầm đạo là muốn tìm cho ra chân lý, ngộ cho rõ về chân tâm, về tự tánh của mình, có phải không?
Tiếng hét của Lâm Tế cũng không ngoài mục đích đó.
Tiếng hét của Lâm Tế không phải là do nhĩ căn tạo ra mà là do ý thức (tâm sở)của Lâm Tế vận dụng thanh quản để tạo ra âm thanh, từ đó nhĩ căn của học trò có cơ hội giao tiếp với tiếng hét của Lâm Tế (điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là ý thức của học trò đang như một giòng sông cuồn cuộn chảy vì thao thức của tư duy uyên ảo bỗng ngưng bặt lại để cho học trò trải nghiệm cái sơ tâm nguyên thủy, đó là lấy tâm truyền tâm vậy).





Follow Ups:

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments: (Xin nhớ đánh một chấm vào khung điện thư phía trên)
 Mã đang dùng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website chính của Anh Tuấn


[ VSGardens Dharma Forum ]