AI LÀ THẦY CỦA CHÚNG TA TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY?


Posted by ... ..163..114.56 on Jul 22, 2013 at 10:12:19:

AI LÀ THẦY CỦA CHÚNG TA TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY?

...................

Những người nào dạy chúng ta? Phải biết, phải học theo Thiện Tài đồng tử, ai là thiện tri thức? Trừ ta ra, mỗi cá nhân đều là thiện tri thức. Thiện Tài đồng tử thành tựu như thế đó! Thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, thảy đều là thiện tri thức. Thanh Lương đại sư đă nói rất rơ ràng, năm mươi ba lần tham học là trải qua sự việc để luyện tâm, luyện tâm ǵ? Luyện thanh tịnh, b́nh đẳng, giác. Hoàn cảnh có thuận và nghịch, hoàn cảnh và nhân sự (quan hệ giữa con người với nhau) có thiện và ác, toàn bộ hoàn cảnh và nhân sự đều là thiện tri thức. Trong tâm mục của Thiện Tài đồng tử, thiện tri thức là Phật, vị thiện hữu ấy là Phật, chẳng phải là Bồ Tát, [thiện hữu là] chư Phật Như Lai thị hiện chỉ dạy ta. Đấy là học đạo sống động, chẳng phải là trên văn tự. Người ấy biểu hiện rất khá, là thiện nhân, chúng ta thấy người ấy trong tâm hoan hỷ, thôi rồi! Hỷ là ǵ? Hỷ là cảm t́nh, thất t́nh, ngũ dục, mừng giận, buồn, vui, yêu, ghét, ham muốn, quư vị động tâm th́ sao? Động tâm bèn bị nhiễm dơ. Thấy thiện hạnh, trong tâm thật sự khởi ḷng bắt chước, tôn kính, nhưng chớ nên tham luyến. Người ấy có biểu hiện rất đáng ghét, gặp mặt quư vị liền căm hận, chửi mắng, đánh đập quư vị, đó là thiện tri thức, chớ nên có tâm oán hận. Hễ có tâm oán hận, thôi rồi, quư vị lại dấy động thất t́nh ngũ dục. Do vậy, trong hoàn cảnh, trong quan hệ giữa con người với nhau, phải đoạn ǵ? Đoạn sạch thất t́nh ngũ dục, chẳng phải là quư vị đă thành Phật ư? Nếu quư vị có thất t́nh ngũ dục, sẽ chẳng thoát khỏi lục đạo, ngay cả tiểu thánh cũng không thể chứng đắc. Đoạn thất t́nh ngũ dục, chứng tiểu thánh, thoát lục đạo. Thoát lục đạo, c̣n có tứ thánh, vẫn phải rèn luyện trong tứ thánh. Đó là rèn luyện vi tế.

Đối với những [rèn luyện] vi tế ấy, cũng chẳng động tâm, thật sự vĩnh viễn trụ trong Vô Lượng Thọ. Cái nhân để tu trong kinh Vô Lượng Thọ là thanh tịnh, b́nh đẳng, giác. Quư vị thường ở trong thanh tịnh, b́nh đẳng, giác, đó là nơi chốn chúng ta vừa mới đọc: “Thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật”, nó tượng trưng cho ư nghĩa này. Tâm thật sự thường trụ trong thanh tịnh, b́nh đẳng, giác, sẽ thành công! Quư vị mới có thể thật sự cảm ơn hết thảy hoàn cảnh, cảm ơn hết thảy nhân sự. Sáu căn của quư vị tiếp xúc cảnh giới sáu trần là ǵ? Toàn là Phật, Bồ Tát, quư vị đă thấy Phật, thành tựu rồi! Những điều ghi chép trong kinh Phật chính là sách giáo khoa. Đấy là ǵ? Hướng dẫn, chỉ dẫn quư vị. Công phu chân thật ở chỗ nào? Trong cuộc sống. Quư vị thành tựu, đoạn phiền năo, chứng Bồ Đề là chứng đắc trong cuộc sống, chẳng liên quan ǵ đến sách vở. V́ thế, giống như Lục Tổ đại sư đă nói, Ngài nghe tỳ-kheo-ni Vô Tận Tạng niệm kinh Niết Bàn. Niệm xong, Tổ giảng đạo lư cho bà ta, giảng đến nỗi tỳ-kheo-ni vô cùng vui vẻ, cầm kinh bổn đến hỏi, hướng về Tổ thỉnh giáo.

Ngài nói: “Ta không biết chữ”.

[Ni sư hỏi]: “Không biết chữ, cớ sao Ngài giảng hay như thế?”

“Điều ấy chẳng dính dáng tới chuyện biết chữ hay không biết chữ!”

Sống động! Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh là ǵ? Nếu quư vị nghĩ kinh bổn là kinh Hoa Nghiêm, trật rồi, đó chẳng phải là kinh Hoa Nghiêm. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm là toàn thể vũ trụ, là y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, sống động! Cuộc sống sinh động là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Đại Phương Quảng là Thể - Tướng - Dụng của tự tánh, lẽ nào nằm trong sách vở? Đâu có đạo lư ấy!

Chúng ta học Phật, chết cứng nơi sách vở, quư vị làm sao có thể khai ngộ cho được? Bởi lẽ, sách vở là hướng dẫn, giống như chúng ta đi đường phải xem bản đồ, bản đồ chẳng phải là nơi đó. Quư vị muốn đến nơi ấy, nhưng chẳng thật sự t́m cách đến nơi đó, chỉ cần nh́n vào [bản đồ], có đến được hay chăng? Quư vị vứt bỏ bản đồ th́ mới đi đến được. Con người hiện thời cố gắng học và vận dụng sống động, lời ấy rất có ư vị, chúng ta phải học và vận dụng sống động, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong cuộc sống, trong mặc áo, ăn cơm, trong đăi người, tiếp vật.

............

Trích Pháp Ngữ Tịnh Không Pháp Sư



Follow Ups:

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments: (Xin nhớ đ�nh một chấm v�o khung điện thư ph�a tr�n)
 M� đang d�ng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website ch�nh của Anh Tuấn


[ VSGardens Dharma Forum ]