Chữ hiếu trong dân gian Việt Nam


Posted by ... ..163..114.56 on Aug 19, 2013 at 09:49:57:

Hiếu thảo là truyền thống đạo đức quư báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung.


Chữ hiếu trong dân gian Việt Nam

Người Việt Nam khi nói đến chữ Hiếu, liền nghĩ đến việc “thờ cha, kính mẹ”, như bài ca dao vở ḷng mà ai cũng thuộc: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một ḷng thờ mẹ kính cha, cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con”; hoặc trong Quốc văn Giáo khoa thư ngày trước: “Cha sinh mẹ dưỡng, dù lao lấy lượng nào đong. Thờ cha mẹ ở hết ḷng, ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường”. Nhưng thờ kính cha mẹ như thế nào? Đó là: mến yêu, cung kính, đỡ đần cho cha mẹ, vui vẽ vâng lời (Làm con phải biết phận con, mến yêu cung kính mới tṛn thảo ngay, việc làm nặng nhẹ đỡ tay, khi sai khi bảo mặt mày hân hoan, lời thưa tiếng nói dịu dàng, cứng đầu cứng cổ dọc ngang th́ đừng. (Ca dao), chăm sóc, phụng dưỡng: sớm thăm tối viếng (Mẹ già ở túp lều tranh, sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. Ca dao), quạt nồng ấp lạnh (Thức khuya dậy sớm cho cần, quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con. Ca dao), nuôi dưỡng cha mẹ (Dây bầu dây mướp cùng leo, sớm hôm nuôi mẹ, giàu nghèo sá chi. Ca dao)…Đó là quan niệm dân gian về chữ Hiếu.

Chữ Hiếu trong Nho giáo

Nho giáo, nền tảng luân lư đạo đức của người Việt Nam và Trung Quốc ngày xưa, có hẳn một quyển sách riêng dạy về đạo hiếu gọi là Hiếu kinh. Sau đây là một số lời dạy của bậc hiền triết Nho gia về đạo hiếu: Đệ tử của Đức Khổng Tử, thấy Tăng Tử, nói: “Hiếu giả bách chi tiên” (Hiếu là nết đứng đầu trăm nết); thầy Mạnh Tử dạy về hành động hiếu: “Hiếu tử chi sự thân: cư tắc trí kỳ kính; dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu, tang trắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm” (Việc phụng sự cha mẹ của người con hiếu là: cư xữ hết ḷng kính trọng, dưỡng nuôi cố làm đẹp ḷng, bệnh đau tận tâm lo lắng, tang ma hết sức xót thương, tế lễ nghiêm trang hết mực)… Kinh thi cũng dạy: “Phụ hề sinh ngă, mẫu hề cúc ngă. Ai ai phụ mẫu sinh ngă cù lao, dục báo thâm ân, hạo thiên vơng cực” (Cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ơi cha mẹ nuôi ta khó nhọc, muốn báo ơn sâu, như vói trên trời cao chẳng đặng)…

Chữ hiếu trong đạo Phật – chữ Hiếu siêu việt

Trong Phật giáo, hiếu đạo được đề cập đến một cách trọn vẹn và hoàn hảo. Đức Phật dạy: “Điều thiện tối cao không ǵ hơn hiếu, điều ác cùng cực không ǵ hơn bất hiếu” (Kinh Nhẫn nhục), “ Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức thờ Phật” (Kinh Đại tập), “Quả đất người đời cho là nặng, mẹ hiền ơn nặng quá hơn nhiều; Núi Tu di người đời cho là cao, cha hiền ơn cao quá hơn nhiều” (Kinh Tâm Địa quán), (Nếu có người vai trái cơng cha, vai phải cơng mẹ đến ngàn muôn năm, cha mẹ ăn uống, ngồi nằm, bệnh hoạn, cho đến đại tiểu tiện trên vai, người ấy vẫn không đền được ơn cha mẹ. Phải biết ơn nặng của cha mẹ: cưu mang sinh sản, bồng ẳm, nuôi nấng dạy dỗ, tùy thời săn sóc, không sái thời tiết, không kể tháng ngày. V́ thế ơn cha mẹ rất khó đền đáp” (Kinh Tăng Nhất A Hàm)… Chữ Hiếu trong đạo Phật mang tính siêu việt hơn những quan niệm hiếu thảo thông thường, hành động hiếu thảo không chỉ là mến yêu, cung kính vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ c̣n sống và thờ phụng, tưởng nhớ cha mẹ khi đă qua đời, mà c̣n hướng cha mẹ đến với điều thiện điều lành, xa lánh điều xấu điều ác, và bản thân người con phải sống tốt để cha mẹ vui ḷng, Đức Phật đă dạy mỗi người con làm cách nào để đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn: “Hăy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ buổi sớm mai thọ tŕ Tam quy ngũ giới, chiều về cơi chết, đối với ơn nặng của cha mẹ cũng gọi là tạm đền” (Kinh Hiếu tử), “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường với của cải vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng những ai đối với cha mẹ không có ḷng tin, khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ trở về con đường lành, con đường chơn chánh, sáng suốt, như thế mới đủ trả ơn cho cha mẹ” (Kinh Tăng Chi Bộ). Đối với đạo Phật, những việc làm xuất phát từ ḷng hiếu thảo mang lại lợi ích thiết thực cho cha mẹ trong hiện tại và tương lai mới là hành động hiếu. Theo Phật giáo, con người không chỉ có kiếp sống hiện tại mà c̣n có kiếp sống vị lai. Do đó người con hiếu thảo cần phải chăm lo cho cha mẹ cả đời sống sau khi từ giả cơi đời này. Người con hiếu trong đạo Phật luôn ưu tư: Sau khi chết cha mẹ sẽ đi về đâu? Làm sao để cho cha mẹ có niềm vui an lạc hạnh phúc trong đời sống hiện tại và đời sống sau khi chết? Việc hướng cha mẹ theo con đường chơn chánh, giúp cha mẹ gieo trồng những nhân duyên lành cho đời này và đời sau, chăm lo trau dồi công đức phước báu chính là việc làm thiết thực để đền đáp công ơn cha mẹ.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo – PHAN MINH ĐỨC



Follow Ups:

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments: (Xin nhớ đ�nh một chấm v�o khung điện thư ph�a tr�n)
 M� đang d�ng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website ch�nh của Anh Tuấn


[ VSGardens Dharma Forum ]