Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trư&


Posted by ... ..99..222.70 on May 30, 2014 at 08:54:23:

Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm không sát, tu mười thiện nghiệp

a. Hiếu dưỡng cha mẹ: Điều này, chúng tôi giảng rất nhiều lần, chúng ta đọc kinh không thuộc, hiểu ư nghĩa kinh không rơ ràng, thực hành trái ngược trong kinh dạy. Không cung kính cha mẹ là đại bất hiếu, điều này chúng ta biết rơ.

b. Phụng sự sư trưởng: Chúng ta là người học Phật, vị thầy đầu tiên là Đức Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-Ni. Đức Bổn Sư dạy chúng ta học theo Phật A-Di-Đà nên Đức Phật A-Di-Đà cũng là Bổn Sư của chúng ta. Hằng ngày trong cuộc sống, chúng ta khởi tâm động niệm, tâm ḿnh có giống như tâm Phật không? Suy nghĩ có giống như Phật nghĩ không? Làm thế nào giống như tâm Phật, nghĩ như Phật? Trong kinh Vô Lượng Thọ, kinh A-Di-Đà nói chân tâm của Phật là h́nh tướng của Phật. Chúng ta có tin và hiểu không? Có thật sự tinh tấn tu hành không?

Tu hành là dựa theo tiêu chuẩn Đức Phật dạy, chúng ta phải sửa đổi cách nghĩ, cách nh́n sai lầm của ḿnh trong cuộc sống hằng ngày, gọi là tu hành. Nếu như hằng ngày chúng ta đóng kịch như người học Phật, nhưng trên thực tế th́ lừa ḿnh dối người như thế sẽ có cảm ứng với ma, ma sẽ đến hộ tŕ cho bạn mà không phải là Phật. Dụng ư của ma đến hộ tŕ bạn để làm ǵ? Để chúng hủy diệt Phật pháp và gây chướng ngại cho Phật pháp.

Chẳng những ngay trong đời này chúng ta không được tự tại, không được như ư mà quả báo đời sau lại càng đáng sợ. Chúng ta có ư thức được điều này không? Chúng ta có cảnh giác không? Cho nên chúng tôi thường khuyên các vị đồng tu, cơ duyên của chúng ta thù thắng không ai bằng, nếu chỉ trong chốc lát mất thân người bị đọa vào ba đường ác th́ thật là đáng tiếc và oan uổng!

Cho nên nền tảng của Phật pháp, căn bản là hiếu kính, hai chữ hiếu kính rất rộng lớn. Hiếu kính với tất cả chúng sinh, đó là học Phật. Nếu chúng ta thật sự làm được việc hiếu kính đối với tất cả chúng sinh, như thế th́ chúc mừng bạn rồi, chẳng những bạn thoát ra khỏi luân hồi mà c̣n thoát ra khỏi chín cảnh giới. Bởi v́, hiếu kính chân thật b́nh đẳng đối với tất cả chúng sinh chỉ có pháp thân Bồ-Tát mới thực hành được. Kinh Hoa Nghiêm ghi: “Sơ trụ Viên giáo trở lên mới thực hành được”. Cho nên sau khi chúng ta phát tâm phải nên nỗ lực tinh tấn thực hành quyết tâm làm cho được.

c. Từ tâm không sát: Trong các tội nghiệp, hành vi sát sanh là tội nghiệp nặng nhất, tội nghiệp này rất quan trọng; cho nên, Đức Phật tổng hợp trọng tâm của giới luật dạy cho chúng ta “ḷng từ không sát hại”. Hay trong đạo Phật thường nói: “Từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”. Chúng ta phải vun bồi tâm từ bi, tuyệt đối không được sát hại, cho đến tổn hại tất cả chúng sinh. Người không có tâm từ bi th́ không thể học Phật, làm tổn hại chúng sinh th́ nhất định sẽ gây kết oán cừu rất nặng, lại những oan gia trái chủ báo thù lẫn nhau kéo dài măi không dứt.

d. Tu mười thiện nghiệp: Người giác ngộ tuyệt đối không được kết oán thù với chúng sinh. Một khi kết oán thù với chúng sinh đều là do mê hoặc điên đảo, bị vô minh phiền năo che lấp; cho nên chúng ta phải tu mười thiện nghiệp, đây là nền tảng tu tập, chúng ta đem nó áp dụng vào cuộc sống thường nhật, tiêu chuẩn đều là lời dạy trong kinh luận, từ nền tảng này chúng ta bước vào cửa Phật.
(Ht Tịnh Không)



Follow Ups:
Monitor only
Password:   

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments: (Xin nhớ đ�nh một chấm v�o khung điện thư ph�a tr�n)
 M� đang d�ng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website ch�nh của Anh Tuấn


[ VSGardens Dharma Forum ]