Nhận định về Chân và Vọng


Posted by Rm ..24..240.206 on Oct 05, 2018 at 09:28:40:

Điều khó khăn nhất cho một người muốn hiểu Phật học uyên thâm là nhận biết sự khác biệt giữa chân và hư vọng; Không phân biệt rơ ràng th́ kho tàng Phật học chưa mở ra cho ḿnh và cảm thấy trừu tượng mơ hồ, nhưng sau khi đă tỏ tường th́ hốt nhiên đọc kinh văn nào cũng dễ hiểu .

Chân như / hư vọng tuy hai nhưng thực ra không có hư vọng th́ chẳng lấy ǵ để soi sáng cho Chân như!
Muốn biết hư vọng th́ cũng phải có ánh sáng của chân như, nếu không th́ hư vọng lại là thực tế!

Khi nói về chân như / hư vọng, thật ra là nói về Chân Tâm / tâm Thức vậy!
Muốn biết về chân tâm th́ dựa vào nghiên cứu Tâm Thức!
Khi ta nghe một câu nói đơn giản của ai đó nhận xét về một người khác:
"Tâm của ông đó không được an"
Th́ đó là người ta nói về Chân Tâm hay Vọng Tâm đây ?

Nếu nói là Vọng Tâm th́ xem như đă khinh bỉ người buông lời nhận xét không có căn bản về Tâm chăng ?
Nếu nói là Chân Tâm th́ lại càng không đúng, v́ đă nói đó là Chân Tâm th́ làm sao lại có vụ không được an đây ?

Xin bổ túc bằng định nghĩa do 1 vị sư đă giải thích cho học tṛ để phân định rơ Chân Tâm và Vọng Tâm
(search trong google ngay lập tức trong sát na này đây)
Chân Tâm:
Ư nghĩa chân tâm và bản tính như thế nào?
(PGVN)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chân tâm và bản tính. Sao gọi là chân tâm? Sao gọi là bản tính? Vậy giữa chân tâm và bản tính giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tính Phật của mọi người nó bất sinh bất diệt, thế nào là bất sinh bất diệt?
Giữa chân tâm và bản tính tuy hai danh từ có khác nhưng ư nghĩa th́ không khác. Nói chân tâm là đối với vọng tâm mà nói. Chân là chân thật không biến đổi đó là nghĩa thường hằng bất sinh bất diệt. Tâm là biết, cái biết này nó lặng lẽ trong sáng không bị ngoại cảnh chi phối. Nếu trong lúc ngồi thiền, khi tâm chúng ta chưa dấy động khởi nghĩ bất cứ thứ ǵ, mà lúc đó chúng ta vẫn có cái biết sáng suốt hiện tiền, chính đó mới là cái biết chân thật. Trong Kinh thường gọi cái “biết” này là chân tâm. C̣n khi chúng ta khởi niệm nghĩ đến chuyện lành dữ, phải trái, hơn thua v.v… th́ cái biết đó trong kinh gọi là vọng tâm. Nghĩa là cái biết duyên theo trần cảnh đối đăi mà có. Kinh Viên Giác nói: “Cái tâm này nó do duyên theo bóng dáng sáu trần, mà có ra cái tướng tự tâm”. Nên nói nó là vọng tưởng. Chính nó do duyên sinh, nên bản chất của nó là không thật. V́ không thật, cho nên nó khởi sinh, khởi diệt, chợt có, chợt không, sinh diệt biến đổi liên miên không dừng.

Như vậy, mỗi khi chúng ta nhận xét về Tâm Tánh ai đó, chúng ta hoàn toàn nhận xét về cái vọng tâm của người ta mà thôi!
Và toàn bộ môn "Tâm lư học" lấy Vọng Tâm làm đối tượng, cho nên cái nhận định tâm an trong ngành Tâm Lư Học là họ muốn nói đến việc làm cho cái vọng tâm được an hay là họ muốn nói đến việc làm cho Chân Tâm được b́nh an đây ?




Follow Ups:
Monitor only
Password:   

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments: (Xin nhớ đ�nh một chấm v�o khung điện thư ph�a tr�n)
 M� đang d�ng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website ch�nh của Anh Tuấn


[ VSGardens Dharma Forum ]