Re: Đại cương về các thể thơ thường gặp (bài 1)


Posted by Đại cương về các thể thơ thường gặp (3) ..108..76.214 on Jan 03, 2015 at 10:33:05:

In Reply to: Re: Đại cương về các thể thơ thường gặp (bài 1) posted by Đại cương về các thể thơ thường gặp (bài 2) on Jan 03, 2015 at 10:28:06:

Đại cương về các thể thơ thường gặp (3) / Thơ Lục Bát
(xin đọc bài 1 trước)

Lục Bát là 1 trong 2 thể loại thơ chính tông của Việt Nam. Thơ Lục Bát khác hơn Ngũ Ngôn hoặc Thất Ngôn của Hán văn ở chỗ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn chỉ có CƯỚC VẬN (vần ở cuối câu), c̣n Lục Bát có cả CƯỚC VẬN & YÊU VẬN (Vần Yêu c̣n gọi là vần LƯNG).

Thơ Lục Bát đă thấm nhuần vào tâm hồn người Việt chúng ta v́ đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Thơ LB rất giản dị về quy luật, dễ làm nhưng hay hay không th́ hoàn toàn tùy thuộc vào người viết, dùng lời hay đễ diễn dạt ư đẹp trong cung điệu êm đềm.

Thơ LB theo như tên gọi gồm các cặp hai câu có sáu chữ và tám chữ, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường th́ bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay hầu đạt tính cách đột ngột.
————–
1. LỤC BÁT THÔNG THƯỜNG

x B x T x B(v)
x B x T x B(v) x B(v)
B= bằng, T = trắc, x = sao cũng được

Luật bằng trắc
————————–
a. Chữ cuối của câu nào cũng là vần Bằng.
b. Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8 tiếp theo
c. Chữ thứ 8 của câu 8 vần với chữ thứ 6 của câu 6 tiếp theo
d. Chữ thứ 6 và thứ 8 của câu tám nên thay đổi, hễ chữ này không dấu th́ chữ kia có dấu hyền hay ngược lạị

(Thí dụ của Nhất Lang)
ĐÚNG:
Đêm nay trăng tỏ sao MỜ,
Đ̣ ngang vĩ tuyến c̣n CHỜ em QUA
hay
Đ̣ ngang vĩ tuyến c̣n MƠ em VỀ.

SAI:
Đêm nay trăng tỏ sao MỜ,
Đ̣ ngang vĩ tuyến c̣n CHỜ em VỀ.
hay
Đ̣ ngang vĩ tuyến c̣n MƠ em QUA

Luật “Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh ” cũng áp dụng với thơ này, tức là các chữ lẻ bằng hay trắc ǵ cũng được trong khi chữ chẵn phải đúng luật.

Thơ Thí dụ

Khi buồn tôi nghĩ chuyện vui
khi vui tôi nghĩ vừa thôi kẻo buồn
đợi người ấy biết yêu đương
đời tôi cũng đă nửa đường đắng caỵ
TVB
__________________________________________

VIỄN KHÁCH

nửa khuya chợt thức trăng về
nh́n ra sông núi bốn bề quạnh hiu
ḍng đời mỏi bước cô liêu
gối đêm trung thổ, đợi chiều thảo nguyên
nghẹn ngào giọt lệ đỗ quyên
nỗi đau cố xứ nặng triền sóng xô
sương gieo ngàn sợi mơ hồ
thời gian rụng cánh lá khô lạnh lùng.
Mạc Phương Đ́nh
3-03-03


Ngoại lệ: Nhiều khi chữ thứ hai có vần trắc thay v́ vần bằng nếu câu sáu có nhịp 3,3 hay câu tám có nhịp 4,4 (ngoại lệ này thường thấy trong ca dao, thành ngữ)

“Mai CỐT cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
……
Đau ĐỚN thay phận đàn bà
(KVK - Nguyễn Du)

“Cá không ăn muối cá ươn
Con CĂI cha mẹ, trăm đường con hư” (Ca dao)
“Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa MẸ như nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao)

2. LỤC BÁT BIẾN THỂ

x B x T x B(v)
x x x B(v) x T x B(v)
Chú ư: Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 4 của câu 8 tiếp theo .
Thường th́ thể này chỉ có cho ca dao ngắn 2 hoặc 4 câu là nhiều v́ không trôi chảỵ

“Cưới vợ th́ cưới liền TAY
Chớ để lâu NGÀY, lắm kẻ dèm pha”

“Con thơ tay ẳm tay BỒNG
Tay dắt mẹ CHỒNG, đầu đội thúng bông”
(Ca dao)

3. LỤC BÁT ĐOẠN CÚ
Trong biến thể này các câu 6,8 được cắt thành từng phần tùy theo ư tưởng, hay ngắt ở các chữ lẻ (3 hay 5). Thể này tương đối mới và chỉ thấy nhiều từ thập niên 60′s.

THÍ DỤ LỤC BÁT ĐOẠN CÚ

Ngọt ngào trên mắt môi hồng

Ngồi đây
trong lặng lẽ này
Nhẹ nhàng một chiếc lá bay qua thềm
Tơ trùng lắng giọt sương đêm
Hồi chuông xứ đạo
vọng lên cung trầm
Ngân nga rồi nhỏ,
nhỏ dần
Trong đêm tịch mịch thấy gần anh hơn
Ngẩng đầu
đón nhận nụ hôn
Ngọt mềm trên mắt môi hồng,
anh cho…
(Phạm Doanh)
————————————–

Ru em theo tiếng dương cầm Chopin

Ngủ đi em!
Giấc ngoan hiền
Tiếng à ơi
vọng lên miền
trung du
Xoay tṛn,
từng chiếc,
lá thu
Bay theo những áng mây mù
quanh ta
Mang sầu thương đến trời xa
Tóc thơm,
xoă gối lụa là,
là đây
Em ơi, ngủ nhé,
ngủ say!
Có anh bên cạnh
những ngày cuối năm
Anh nằm xuống,
mắt ngang tầm
Ru em theo tiếng
dương cầm
Chopin.
(Phạm Doanh)
_________________________________________________
Hoàng Hôn Biển Vắng

Quả cầu lửa,
Bỏng chân trời,
Bạc đầu hoa sóng ngàn khơi vỗ bờ.
Ŕ rào gió mặn vu vơ,
Dă tràng se cát xây nhà uyên ương.
Biển,
Mênh mông đến muôn trùng,
Dấu chân trên cát,
Ngập ngừng,
Lẻ loi.
Xơa tung tóc rối bờ vai,
Hải âu ḥa giọng u hoài,
Cô liêu.
Hồn chơi vơi với thủy triều,
Hóa thân bọt biển dập d́u,
Lênh đênh.
Tan vào con sóng đầu ghềnh,
Nghe hiu quạnh,
Vút lên không,
Vỡ ̣a.
04/2001
NTT
___________________________________________

ƠN EM ƠN TRỜI

Đường xa
Đôi bánh lăn lăn
Chiếc sên thẳng cứng
Dùng dằng nghiến răng
Mưa reo
Nước chảy
Phăng phăng
Anh g̣ lưng đạp
Em đằng sau ôm
Che chung
Một tấm nhựa c̣m
T́nh chung
Hai quả
Tim… nhom nhóm ḷ
Ơn trời
Gió lớn sấm to
Ơn em
Chịu khó ngồi cho anh đèo
Chu Hà
__________________________________________
———————————————
Các điều nên tránh trong thơ nói chung và Lục Bát nói riêng

- Tránh điệp ngữ: 1 chữ làm vần (khởi vận= vần mở và tùng vận=vần theo) tuyệt đối không được dùng hai lần trong 1 đoạn 4 câu và nên tránh dùng lại ít nhất trong ṿng 10 câu, nếu cứ dùng vần cũ tiếp theo kế hoặc vài câu kế đó th́ nhạc điệu của bài thơ sẽ bị nhàm chán.

Thí dụ bài thơ không đạt:

“Hôm nay tôi thấy tôi buồn
Tại tôi hay tại cảnh buồn với tôi
Từ em chối bỏ t́nh tôi
Chỉ c̣n tôi với ḿnh tôi nỗi buồn”

Bốn câu này dù đúng quy luật bằng trắc và có âm điệu êm tai nhưng dùng chữ “tôi” và “buồn” mỗi chữ 3 lần làm vần nên không phải là thơ hay được, đó là chưa nói đến tổng cộng 7 chữ “tôi”. Dĩ nhiên không bắt buộc phải tránh điệp ngữ 1 cách tuyệt đối, có khi điệp ngữ được dùng cố ư để tạo sắc thái của đoạn thơ nhưng càng bớt được càng tốt.

- Tránh trùng vận: 1 vần nên tránh dùng lại (khởi vận) dù khác chữ ít nhất trong ṿng 4 câu (trong ṿng 10 th́ tốt hơn), thí dụ dở (vần “an” và “ay” bị dùng lại):

thí dụ dở:
“Nước non trùng điệp mây ngàn
Người ôm một nỗi điêu tàn trong tay
Mênh mông kỷ niệm về đây
Ngày xưa hoa bướm ngày nay muộn màng
Người về quên chuyện thế gian
C̣n chăng là giấc mơ vàng đắm say
etc.”
hay là
thí dụ dở:
“Nước non trùng điệp mây ngàn
Người ôm một nỗi điêu tàn trong tay
Mênh mông kỷ niệm về đây
Chỉ mơ ước được ngày nay xum vầy
Dù t́nh xa tít chân mây
Hỏi người có hiểu t́nh này gió bay
etc.”

Vần “ay” (“ây”) dùng liên tiếp 3 lần: “tay”, “vầy” và “bay”, các chữ “đây”, “nay” “mây” và “nay” th́ không phạm luật v́ phải đi theo (tùng vận) các chữ mở vần (khởi vận”)
Tóm lại để tránh một vần được hay bị dùng lại th́ chữ thứ 8 không được cùng vần với chữ thứ 6 của cùng câu

“Dừng chân trong nỗi hoang mang
Xuống con thuyền nhỏ về ngang thôn LÀNG”

Trong câu sau, chữ LÀNG hỏng v́ bắt hai câu tiếp theo lại cùng vần “ANG” đă có.
Trong khi luật tránh trùng ngữ có tính cách tổng quát, luật tránh trùng vận, điệp vận dĩ nhiên không áp dụng cho các thể thơ chỉ có cước vận (vần ở cuối câu) như ngũ ngôn, thất ngôn etc.

Phạm Doanh
(c̣n tiếp)



Follow Ups:

Monitor only
Password:   

Share your opinion!
____________________________

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments:
 M� đang d�ng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website ch�nh của Anh Tuấn


[ VSGardens Poem Forum ]