Re: vụ kiện khiến cả nước Mỹ cảm thấy xấu hổ vớ


Posted by :{ ) ..73..80.54 on Jun 14, 2020 at 16:34:31:

In Reply to: vụ kiện khiến cả nước Mỹ cảm thấy xấu hổ với c& posted by ch on Jun 14, 2020 at 04:35:27:


Lẽ ra, vụ kiện này phải khiến cả nước Mỹ cảm thấy hănh diện với cả thế giới.

Ở các quốc gia khác, có lẽ chẳng ṭa án nào cho người dân cái quyền được đi kiện v́ mất quần, và có lẽ chẳng ṭa án nào chịu thụ lư một vụ kiện lạ kỳ như thế.

Và có lẽ, như người đàn bà mất gà ở Việt Nam vừa “hát” vừa tốc váy, ông Mỹ đen mất quần ở Mỹ chỉ đành phải trên mặc áo vest dưới mặc vỏn vẹn cái quần xà lỏn lắc lư nhún nhảy cà tùng cà tèng "rap" trước tiệm giặt ủi để hả giận.

Quần chúng ở các nơi trên thế giới có lẽ sẽ như quần chúng ở Việt Nam, rất "enjoy" hoạt cảnh này. “Enjoy” trong sự hể hả “chết bà mày chưa?” đối với kẻ ăn trộm gà, “bị chửi đáng đời”. “Enjoy” trong sự hể hả “tiệm ǵ mà làm ăn kỳ cục, làm mất quần của khách, không làm đúng giao hẹn.”

Con gà có đi lạc vài hôm rồi trở về, c̣n sống nhăn … mỏ chẳng bị đứa nào bắt ăn thịt; cái quần có bị mất hay không, tổn thất cỡ nào, v.v., là những chuyện “who cares!” không nằm trong sự suy nghĩ của cái đầu quần chúng đă bị cảm tính chiếm ngự.

Hoa Kỳ là nơi có “rừng luật”. Hở tí là luật, động tí là luật. Luật pháp Hoa Kỳ dựa trên lư lẽ chứ không phải cảm tính. Đồng thời, cũng ngăn cấm các việc đứng trước công chúng mà vừa vỗ vừa nhảy hoặc lắc lư nhún nhảy “rap” như thế. Luật pháp Hoa Kỳ cho phép người dân xử dụng hệ thống pháp lư để giải quyết xung khắc dân sự dù lớn dù nhỏ ở các ṭa dân sự (civil court). Nếu anh nghĩ anh có lư, anh có quyền đưa đơn kiện. Lư của anh có vững hay không là do ṭa (hoặc bồi thẩm đoàn) quyết định căn cứ trên luật và căn cứ trên nhân chứng bằng chứng chứ không phải do cảm tính của bất cứ ai.

Lẽ dĩ nhiên, điều này dẫn đến không ít các vụ kiện tụng “ruồi bu” gây tốn kém cho đôi bên và chính quyền. Nhưng đi kiện là một trong những “quyền” của người dân. Quyền được xử dụng và được phục vụ bởi hệ thống pháp lư của quốc gia ḿnh đang sống.

Người Mỹ có ǵ phải “xấu hổ với cộng đồng thế giới” nếu quốc gia họ có được một nền pháp lư như thế?

Trở lại vụ kiện “Pearson vs. Chung”. Thông thường, một khi “đáo tụng đ́nh”, kiện tụng ra ṭa, là tốn kém. Hao bạc nhất là tiền mướn luật sư. Bởi vậy phần lớn các tranh tụng được giải quyết không qua phiên xử. Hai bên điều đ́nh đồng ư một giải pháp nào đó. Giải pháp này viết thành văn bản. Ṭa chấp nhận, thế là thành phán quyết. Không đạt được giải pháp th́ đi tiếp.

Trong vụ này, Pearson là một thẩm phán hành chánh (Administrative Law Judge). Nói nôm na, anh ta là một quan ṭa. Để đạt đến chức vụ này, trước tiên anh ta phải là luật sư. Khi tự đại diện cho chính ḿnh, anh ta không sợ hao bạc.

Thêm vào đó, kiến thức của một luật sư và thẩm phán hành chánh cho anh ta biết quyền của người dân được kháng cáo nếu bất đồng với phán quyết của ṭa. Những án lư, thỉnh nguyện, khiếu nại, v.v. mà Pearson tiếp tục đệ nạp theo đúng tŕnh tự bắt buộc phải có sự vận chuyển của hệ thống pháp lư --- tức là bắt buộc các ṭa cấp trên phải có phiên xử để lắng nghe và đưa ra phán xét. Ṭa có thể phán rằng lư của Pearson không đúng, và có thể qui trách nhiệm tài chánh cũng như án phí về phần anh ta, đồng thời phạt vạ anh ta, nhưng khoan hẵn nói phán xét như thế nào, việc người dân được có quyền này là điều đáng để người Mỹ hănh diện. Người dân các quốc gia khác có được cái quyền này không? Có được luật pháp ở đất nước họ tôn trọng và bảo vệ như thế không? Hay người dân các quốc gia khác chỉ lôi nhau ra trước ngơ đấu vơ miệng? Hoặc là “một nhịn chín lành” ?

Cũng trở lại vụ kiện, Pearson là Mỹ đen. Tôi muốn hỏi người đọc bài viết mà bác ch re-post từ Facebook của “Người Việt Dallas-Forth Worth” là giả tỉ Pearson không là Mỹ đen mà là Mỹ trắng th́ tác giả sẽ viết như thế nào về nhân vật Pearson đó ? Có đặt ra cái tựa “Vụ kiện khiến cả nước Mỹ cảm thấy xấu hổ” hay không? Nếu Pearson là Mỹ trắng th́ văn phong của tác giả có khác đi tí nào không? Nhất là tác giả “Người Việt Dallas-Forth Worth” có cường điệu mà viết hay không cái kết luận “Qua vụ kiện này, chúng ta thấy nền công lư Hoa Kỳ rất công minh, và xă hội Mỹ rất công bằng, nhân hậu. Đó là chuyện cách đây 15 năm. Bây giờ, chúng ta thấy nó không c̣n được như thế, có đến hàng trăm ngàn, hàng triệu đứa như thằng mán Pearson nói trên.”

Nếu Pearson là Mỹ trắng, tác giả có phẫn nộ gọi Pearson là “thằng mán” và bảo rằng “Bây giờ … có đến hàng trăm ngàn, hàng triệu đứa như thằng mán Pearson …” hay không?

“Văn tức là người”. Văn phong, lập luận, ư tưởng trong một bài viết thể hiện tŕnh độ, tư tưởng của tác giả. Sự hiểu biết về “nền công lư” và xă hội Mỹ của tác giả “Người Việt Dallas – Forth Worth” có lẽ chưa đạt, c̣n hơi bị thiếu, hơi bị yếu. Có lẽ tác giả cần học hỏi thêm để thấy những thay đổi trong chính sách, trong luật pháp, xă hội Hoa Kỳ đối với người da màu phát nguồn từ sự tranh đấu liên tục của người Mỹ da đen trong suốt bao nhiêu năm qua.

Có lẽ tác giả “Người Việt Dallas – Forth Worth” nên nh́n lại chính ḿnh trong gương để thấy cái mũi tẹt, thấy màu da vàng, thấy tóc đen (nếu c̣n tóc, hoặc tóc c̣n đen). Thấy ḿnh không phải là Mỹ trắng. Hy vọng khi có được “sự thật phũ phàng” này, tác giả sẽ viết lại bài viết của ḿnh và không c̣n cảm thấy “xấu hổ” v́ vụ kiện đó nữa.

Đừng bạo miệng gọi Pearson là “thằng mán”. Trong mắt bọn mọi trắng (*) kỳ thị chủng tộc, người Việt Nam ḿnh cũng là “mán” chứ không phải là mọi trắng như họ đâu!

_______

(*) A ha! Chơi chữ “mọi trắng” để thấy tôi cũng kỳ thị cái đám kỳ thị chủng tộc ra phết!

:{ )



Monitor only (poster can delete own posting with password "delete")
Password:   

Share your opinion!
________________________

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments:
 MĂ£ đang dĂ¹ng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website chĂ­nh của Anh Tuấn


[ VSGardens Forum ]