Đại cương về các thể thơ thường gặp (bài 1)


Posted by Phạm Doanh ..108..76.214 on Jan 03, 2015 at 10:26:45:

I.Lời nói đầu:

Loạt bài này không mang tính cách nghiên cứu văn học, chỉ nêu lên những căn bản về thi pháp hay cách làm thơ cho những người bắt đầu làm thơ. Đối với những người đă làm thơ lâu th́ bài viết sẽ không mang lại ǵ mới mẻ, v́ nó không đi sâu vào chi tiết.

Trước khi đi vào các thể thơ thường gặp, ư kiến riêng của người viết về luật thơ là:

Chúng ta không nên có chủ trương làm thơ là phải theo luật. Cái chính là hồn thơ ư thơ lồng trong từ ngữ trong sáng, tạo h́nh và âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng và lưu loát. Vần luật là thứ yếu. Chỉ khi nào ta muốn làm theo thể loại nào th́ nên biết cấu trúc và quy tắc về âm thanh vần điệu của thể đó. C̣n không làm theo thể nào th́ là thơ tự do. Dù thơ tự do hay theo luật nếu tạo được rung cảm trong người đọc th́ đạt được tinh thần của thơ. Có rất nhiều bài thơ tự do không nằm trong khuôn khổ loại thơ nào mà vẫn tạo rung cảm như các tác phẩm của Hoàng Cầm

Lá diêu bông
(Tác giả: Hoàng Cầm)

Váy Đ́nh Bảng buông chùng cửa vơng
Chị thẩn thơ đi t́m
Đồng chiều
Cuống rạ

Chị bảo
Đứa nào t́m được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em t́m thấy Lá
Chị chau mày
Đâu phải Lá Diêu bông

Mùa đông sau Em t́m thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng văn bên sông

Ngày cưới Chị
Em t́m thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em t́m thấy Lá
X̣e tay phủ mặt Chị không nh́n

o0o
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời…
…ới Diêu bông…!
Rét 1959

Sở dĩ niêm luật của các thể loại thơ được người làm thơ chú ư và hướng theo v́ bản thân nó qua bao nhiêu đời đă có một nền tảng vững chắc về âm thanh vần điệu, làm định hướng cho những người mới làm thơ.
Nhưng các loại thơ nhiêu khê phát sinh từ Đường Luật, vốn đă chặt chẽ về h́nh thức và bố cục, lại c̣n bày vẽ thêm về các lối g̣ chữ khác như:

- đọc xuôi đọc ngược
- Câu cuối đoạn này làm câu đầu đoạn khác
- Hai chữ cuối một câu cuối làm đầu câu tiếp
- mỗi câu đều mang một con số
- cho 5 vần đặt ra trước để bài thơ phải xử dụng
- Mỗi câu phải chứa một địa danh
v… v…

Tất cả những g̣ bó đó chỉ là Sơn Đông Măi Vơ, chỉ cốt khoe chữ nghĩa hay đi nhiều (ngày xưa ít phương tiện đi lại nên làm một bài thơ “Mỗi câu phải chứa một địa danh” th́ các cụ cho là người kiến thức rộng), chứ không phải thơ theo cái tinh thần phóng khoáng của người có tâm hồn thơ.

Chúng ta nên biết luật nhất là những người mới làm thơ cần có định hướng; luật là h́nh thức, là hướng dẫn để bài thơ ít ra có một khuôn khổ nhất định, có âm điệu căn bản.
Nhưng thà không đúng luật 100 phần 100 mà ư thơ, chữ dùng, âm điệu và vần hay c̣n hơn đúng luật mà ư thơ hạn chế, lời thơ ngây ngô, hoạt kê. Thí dụ như theo luật thơ Đường Luật, phải g̣ bó vào sự đối của bốn câu 3&4 và 5&6. Có những người làm thơ từ chương coi trọng sự đối từng chữ như giáo điều, họ có thể cho một bài có các câu như sau là bài thơ Đường Luật hay v́ các câu đối thật chỉnh dù ư thơ và chữ dùng chẳng có ǵ đặc biệt.

Trước ngơ hai ông ngồi ngắm biển
Sau vườn ba cụ đứng xem non
Đă già vẫn tưởng chưa già lắm
Hết trẻ c̣n mơ măi trẻ son

hay

Tôi đă ba mươi c̣n thích đẹp
Ông chưa sáu chục vẫn yêu đời
Cả làng dân bảo đồ say khướt
Nguyên xóm họ đồn lũ chịu chơi

Thí dụ hai câu đúng luật lục bát:
“Cô kia ngồi trước cửa nhà
Thấy xe nước mía từ xa đă cười”

Loại thơ này chỉ làm vè cho vui, nếu chỉ cần đúng luật th́ không lẽ :
“Thằng Tây nó giống cột đèn
Vừa cao vừa lớn, lại đen thùi lùi”
cũng là thơ chăng?

Nên hiểu ư thơ đẹp, chữ dùng hay và âm điệu trầm bổng là rượu c̣n luật thơ là b́nh. Cứ khăng khăng giữ đúng cái b́nh thật tṛn trịa mà đựng rượu dở th́ chẳng thà đựng rượu ngon trong một b́nh bẹp dí về h́nh thức c̣n hơn.
Biết luật mà không bị g̣ bó vào luật là h́nh thái cao của thơ.

II. Các Từ ngữ trong luật thơ

Về các từ “Âm, Thanh, Vần, Điệu”

1. Âm: là gốc của một chữ sau khi bỏ các phụ âm ở đầu chữ và các dấu. Như vậy âm bắt đầu bằng một hay nhiều nguyên âm và có thể kết thúc bằng một hay nhiều phụ âm.
Các chữ: Chương, Trương, Ngượng, Vưởng, Hướng đều có cùng một âm nhưng khác thanh.

2. Thanh: là sự khác nhau trong độ cao thấp của một âm.
Trong tiếng Việt các chữ có thể mang 6 thanh là không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng chia làm hai nhóm có thanh bằng và thanh trắc.
Thanh bằng hay theo tiếng Hán Việt là B́nh Thanh gồm các chữ không dấu và có dấu huyền như câu “chiều hôm qua em đi về” chỉ có toàn b́nh thanh.
Nếu cẩn thận hơn ta có thể chia thành Trung B́nh Thanh (có nơi gọi là Thượng B́nh Thanh) là các chữ không dấu, và Trầm B́nh Thanh (hay Hạ B́nh Thanh) gồm các chữ có dấu huyền.
Thanh trắc hay Trắc Thanh gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngă và nặng. Như câu “Bữa trước chẳng có băo nặng” chỉ có toàn thanh trắc.
Sự phân biệt giữa Thượng Trắc Thanh: sắc, hỏi, ngă; và Hạ Trắc Thanh: nặng, không có ǵ quan trọng để đáng đi sâu vào.

3. Vần: Hai chữ được gọi là vần với nhau khi chúng có cùng âm và chung một nhóm thanh. Cụ thể là :
“anh, đành, thanh, vành, mành” gọi là vần với nhau, cũng như
“đáng, nạng, măng, đảng, đạng” vần với nhau.
Thơ thí dụ :

Ao ước từ xưa măi đến giờ
Đông hành t́m kiếm chút nguồn thơ
Yêu hoa anh biết từ muôn kiếp
Hoa muộn v́ ai cứ ngẩn ngơ
(Nguyên Đỗ )

Các chữ “giờ, thơ” và ngơ” trong câu 1,2,4 là vần với nhau v́ cùng âm “ơ” và cùng là thanh bằng. ( Chữ “Chớ” tùy cùng âm mà khác nhóm thanh nên không vần với ba chữ trên).

4. Điệu : Ngoài “Âm”, “Thanh” và “Vần” là 3 yếu tố chính của thơ “Vần” chúng ta c̣n để ư đến “Điệu” là sự trầm bỗng trong câu thơ. Đây là cái mà không có luật nào giúp ta được, thí dụ trong thơ 7 chữ, luật chỉ đ̣i hỏi “Nhị tứ lục” phân minh, tức là các chữ 2,4,6 phải đúng bằng trắc, c̣n “Nhất tam ngũ bất luận”, các chữ 1,3,5 tự do.
Nhưng chính cái tự do này là cái khó. Có bài đúng tất cả về luật bằng trắc nhưng đọc lên chẳng êm tai chút nào, như bài này người viết tự đặt ra làm thí dụ :

Chiều nay chẳng biết v́ sao buồn
Có phải tại trời mưa băo cuồng?
Ngọn gió thổi ngang phía trước đó
Nước mưa làm ngập hai con đường

Bài này tuy đúng tuyệt đối về bằng trắc của Thất Ngôn Tứ Tuyệt nhưng đọc nghe ngang ngang chẳng êm tai chút nào. Nếu ta sửa lại như sau :

Chiều nay không biết tại sao buồn
Có phải v́ trời giông băo tuôn?
Ngọn gió thổi ngang về phía trước
Nước mưa làm ngập cả con đường

Th́ rơ ràng trầm bổng hơn nhờ dùng các chữ in đậm mà theo luật th́ bằng hay trắc ǵ cũng được. (ở đây ta không để ư dến chữ hay ư thơ chẳng có ǵ)
Cũng như :

Đôi ta chia cách tại trời
Nên em phải chịu một đời đau buồn

nghe ngang tai, nếu sửa lại thành :

Đôi ta chia cách tại trời
Nên em phải chịu một đời đau thương

Tóm lại muốn có âm điệu hay nên đọc nhiều thơ người khác. Khi làm xong đừng bằng ḷng với nó ngay mà nên đọc đi đọc lại, đọc ra thành tiếng luôn. Nếu nhờ ai biết ngâm th́ càng tốt, xem âm điệu có êm tai, có du dương không, nhiều khi cùng là thanh trắc mà chữ dấu nặng đọc lên lại khắc với dấu sắc, v.v.

III. Liên vận, Cách vận, Cước vận, Yêu vận, Chính vận và Cưỡng vận

Vần điệu là hai yếu tố quan trọng của thơ. Thơ th́ thường có vần. Các vần ở cuối câu gọi là cước vận, đa số các thể thơ trong mọi ngôn ngữ đều là cước vận.

Thơ Thí dụ:

Lắm lúc mài dao hỏi sắc không (?)
Lửa than cháy đỏ sợi tơ hồng
Hét lên một tiếng dừng tay. Ngộ
Thuyền vào đến bến chẳng qua sông
(Vương Trân )

Sầu đông chi nữa hỡi sầu đông
Người đă xa xôi, cách biệt ḷng
Đường chiều sợi nắng nằm thiêm thiếp
Ai đứng bên cầu ngơ ngác trông
(Sầu đông )

Vần ở các chữ cuối câu 1,2,4
Đặ biệt các thể thơ lục bát và song thất lục bát của Việt Nam ta lại có thêm vần ở giữa câu gọi là yêu vận.

Thí dụ:

Tà Niệm

Xếp chân làm bộ như thiền
Mà nghe tà niệm c̣n nguyên đáy ḷng
Bóng hồ ly, gió lạnh pḥng
Thướt tha áo mỏng ngực trần lả lơi
Bài kinh học măi quên lời
Ṿng tay thèm một thân người mảnh mai
H́nh như trời sáng bên ngoài
Nhắm hay mở mắt cũng hoài công tu.

Phạm Doanh

Chữ ngoài cuối câu 7 vần với chữ hoài ở giữa câu 8.

Lại có hai loại vần, liên vận hoặc cách vận là hai câu đi liền nhau hoặc cách nhau có cùng một vần.
Thí dụ cho liên vận

Nụ hôn đầu

Suốt đời anh nhớ măi nụ hôn đầu
Mười tám tuổi ôi vụng về biết mấy
Môi t́m môi mà ḷng nghe lau sậy
Rung rung trong cơn lốc yêu đương
Tim đập như những hồi trống tan trường
Mồ hôi rịn trong bàn tay khờ dại
Ḷng hoang dă như thú rừng sa bẫy
Trong mùi thơm ngào ngạt của môi em
Quyện trong hương dạ lư tỏa êm đềm
Nụ hôn đó cho anh thành người lớn
…….
Rồi năm tháng vẫn lạc loài nơi chốn
Quê hương người ta một kiếp lang thang
Giữ trong tim như giữ một kho vàng
Nụ hôn ấy trong một đêm thần thoại.
Phạm Doanh

bắt đầu từ câu hai, các câu đi chung cặp 2,3 hay 4,5; 6,7 có cùng vần
Thí dụ cho cách vận :

Giấc mộng trong đêm
Ta thấy ta đứng trên triền núi
Phiá xa xa mây phủ giăng đèo
Bên vách đá phẳng ĺ trơ trụi
Bàn chân trên mỏm đá cheo reo

Ta đập trán lên tường sám hối
Giăng hai tay chấp nhận kiếp nghèo
Nghe cơ thể biến thành rắn mối
Bám đỉnh trời dốc ngược mà leo

Bên vực kia lũ người biết lỗi
Đang hành hưong từng bậc thang trèo
Tiếng ê a cầu xin xóa tội
Trong tiếng gầm của lũ cọp beo

Từng xác người rơi vào vũng tối
Gió vi vu gió hú qua đèo
Ta nhắm mắt nghe ngàn tiếng gọi
Và nghe hồn chết ră rời theo.

Phạm Doanh
Câu 1 vần với câu 3, c̣n câu 2 vần với câu 4.

Chính vận là hai chữ hoàn toàn có cùng âm sau khi bỏ các phụ âm ở đầu chữ, thí dụ

Những niềm vui quá đỗi mong manh
Ngày mong đợi đốt ḷng anh giá lạnh
Bài thơ cũ bụi tràn thần thánh
Tiếng dương cầm long lanh long lanh
(trần minh hiền )
Các chữ manh, lạnh, thánh, và lanh là chính vận.

Nhiều khi hai vần không được chỉnh lắm nhưng hai âm tương tự nhau th́ gọi là cưỡng vận, thí dụ như “đường & vang (thay v́ vương)”, “nhài & hoài” “tay & đây” “cùng & hồng”, hay “t́nh & thanh”, “đêm & im”, “đắng & nặn” v.v

Quê ḿnh đầy những tài nguyên
Rừng sâu gỗ qúi: Quế, lim, hương, trầm
Non cao đá quí, mỏ than
Đồng bằng vựa lúa miền Nam nhất nh́
(Phú Yên )

Nguyên vần với lim, trầm vần với than, Nam.

Dĩ nhiên chính vận th́ tốt hơn, nhưng nếu g̣ bó vào chính vận mà bỏ một chữ thật hay, diễn đạt được một ư thật đẹp, v́ chữ đó chỉ hao hao trong âm thanh th́ cũng không nên. Trong trường hợp đó nên cân nhắc xem giữ chữ và ư hay giữ chính vận.

IV. Chiều sâu của thơ?
Thật ra mà khó định nghĩa thế nào là thơ có chiều sâu. Một trong những ư nghĩa của thơ là để diễn đạt một ư tưởng, một tâm tư, một rung động của người viết hay tạo một rung động, một suy tư cho người đọc.
H́nh thái khác của thơ là để tả chân một cảnh một vật hoàn toàn khách quan mà không lồng vào ư nghĩa nào và cũng không tạo một suy ngẫm nào.
Ta có thể gọi h́nh thái thứ hai là không có chiều sâu, nhưng loại thơ này rất ít.
B́nh thường người làm thơ ngay cả khi tả cảnh cũng muốn diễn dạt một cái ǵ.
Thơ là kết hợp của h́nh thức (âm, thanh, vần, điệu) và nội dung (ư tưởng, tiêu đề).
Bài thơ hay là đạt được sự hài ḥa của hai khía cạnh đó.
Thơ có tâm tư, có chiều sâu mà không truyền đạt được qua h́nh thức bằng âm thanh vần điệu hay th́ không làm người đọc cảm được tâm tư đó. C̣n thơ không có chiều sâu th́ phải rất hay về h́nh thức để có thể gọi là thơ, trong trường hợp này thơ như là nhiếp ảnh hay hội họa, sự thành đạt hay không, ḥan toàn nhờ kỹ thuật và chủ đề.
“Tác phẩm” nào không đạt được một trong hai khía cạnh đó th́ không phải là thơ.
Thí dụ như

“Có hàng quán nhỏ góc đường
Những người lao động vẫn thường đến đây
Ngồi trong bóng mát ṿm cây
Ly cà phê tỏa khói bay dật dờ
Đôi khi ngă một ván cờ
Gặp người ngang sức cả giờ chưa xong
Cho dù xuân hạ thu đông
Trên đường xe cộ hai ḍng ngược xuôi”.

Bài này cố ư làm để thí dụ cho thơ “không có chiều sâu”, chẳng để lại một ấn tượng ǵ cho người đọc trừ vần điệu đúng quy luật.

“Ngôi hàng tiều tụy bên đường
Nơi người bán dạo vẫn thường nghỉ chân
Cả ngày vất vả tảo tần
Gánh hàng c̣n nặng, nợ nần chưa vơi
Đổ bao nước mắt mồ hôi
Mà sao chẳng hết một đời long đong
Ngày qua nắng hạ mưa đông
Đôi quang gánh nặng cho c̣ng tấm thân”.

Khi chuyển sang bài thứ nh́, bài thơ đă có chút chiều sâu, không mang tính cách bàng quang; nhưng về h́nh thức th́ chỉ tạm được thôi v́ bài thơ cố ư làm chứ không phải từ một xúc cảm.

Bài thứ ba th́ khác

“Tôi nh́n bóng, bóng nh́n tôi
Nh́n lâu thấy lạ lại thôi không nh́n
Như tôi
bóng cũng im ĺm
Như tôi
bóng cũng đang t́m kiếm tôi”.

Bài này chỉ mượn câu đầu làm khung cảnh để dẫn vào một tâm trạng.
Nói tóm lại thơ hay như một thiếu nữ được cả về dung mạo và tâm hồn.

(c̣n tiếp)

Phạm Doanh



Follow Ups:

Monitor only
Password:   

Share your opinion!
____________________________

Post A Followup

Name:       E-Mail:
Subject:
Comments:
 M� đang d�ng: 

VIETUNI [V1.618] viết bởi Trần Anh Tuấn, lấy từ website ch�nh của Anh Tuấn


[ VSGardens Poem Forum ]