In Reply to: Ngôi Nhà Cũ (Phần 1 -12) posted by Phạm Doanh on Oct 20, 2008 at 05:02:56:
Ngôi nhà cũ Phần 13
Trần Diên hí hửng báo cho vợ biết chuyện có tiền bất ngờ hôm nay:
- "Bà thấy tôi hay không, tự nhiên được 700 đô có phải dễ đâu, gớm cái bọn tiểu tư sản lúc nào cũng t́nh cảm ướt át, quư ǵ ngôi nhà sắp giật mà vào ngủ trong cái xó này".
Bảy Hiền thâm trầm hơn, nói nhỏ:
- "Ông này, hay người ấy có ư ǵ hay không?"
- "Ư ǵ, bà chỉ hay nghĩ xa vời, hắn chính là con chủ nhà ngày xưa, công an đă cho tôi biết là em của tên thiếu tá ngụy mà, hắn c̣n tả được cái giường ḿnh nằm là giường bố mẹ hắn ngày xưa đó, mà ư ǵ đi nữa th́ ḿnh có thiệt đằng nào, chỉ có lợi thôi".
- "Dĩ nhiên là lợi cho ḿnh quá rồi chứ ông, chỉ mười ngày nữa là chỗ này san bằng cả"
- "Thế th́ bà ngại chuyện ǵ?"
- "Tôi chả ngại chuyện ǵ, 700 đô ấy làm sao bỏ được, nhưng ông này, hay hắn t́m của giấu trong nhà?"
Lời nói của vợ làm Trần Diên trầm ngâm suy nghĩ
- "Cũng có thể lắm, nhưng ḿnh ở cái nhà này mười mấy năm dọn pḥng mấy lượt có xó xỉnh nào mà chưa để mắt đến đâu"
- "Chuyện, người ta giấu của mà lại để cho ông thấy à, mà sao hắn lại muốn giữ cái tủ và giường thế ?"
- "Bây giờ thế này nhé bà nhé, ḿnh dọn sớm một ngày, chỉ để lại bộ tủ và giường như thoả thuận, tôi sẽ vào cơ quan mượn cái máy ḍ ḿn, ḍ kim khí, vàng mà chôn ở đâu th́ cách mười thước máy cũng phát hiện, c̣n tủ giường th́ ngày mai đóng cửa quán, cho người làm và tụi nhỏ đi hết tôi và bà sẽ khám nó "
Thế là ngày hôm sau Trần Diên cấp tốc gọi xe chở đồ đạc về nhà mới, lấy cớ là nhà mới chưa có cửa ngơ cẩn thận hắn sai mấy đứa con về đó ngủ coi chừng đồ đạc. Tụi con được dịp về nhà mới rất thích nên không đứa nào hỏi lôi thôi ǵ cả, chúng c̣n mừng là tối nay bố mẹ không có ở đó sẽ tụ họp bạn bè ăn nhậu. Đến chiều Trần Diên h́ hục chở trên chiếc Honda của hắn một vật dài quấn giẻ kín mít, v́ hắn sợ các hộ trong nhà cũng là trong quân đội sẽ nhận ra được chiếc máy t́m kim khí. Hai vợ chồng đóng cửa lại. Căn nhà thuộc về phần của Diên đă trống trơn để lộ những chân tường lở vôi lở gạch, Diên và vợ tháo từng miếng gỗ của cái tủ, khám tỉ mỉ xem có chỗ nào bọng không, tấm ván nào hắn cũng gơ cạch cạch để ḍ, rồi lại lấy máy rà đi rà lại, lật úp cả giường kiếm từng khe hở và rạch phía sau lưng tấm nệm để t́m ṭi .
Vẫn không thấy ǵ, hai người lại h́ hục lắp tủ giường lại rồi Trần Diên mang máy đi rà khắp nền khắp tường mà không có một kết quả ǵ. Mệt mỏi và chán nản Diên chửi thề rồi nói:
- "Đếch có cái con mẹ ǵ cả, bà chỉ nhắng lên làm mất bao nhiêu công"
Bảy Hiền chanh chua đáp lại
- "Ấy nếu mà t́m được của th́ lại không phải công mụ già này đấy à!"
- "Trong nhà này mà có vàng th́ tôi đi bằng đầu"
- "Hay là trong các hộ kia ?"
- "Vớ vẩn, nhà người ta c̣n ở đầy ra đấy, Tết xong mới dọn, dọn ra là xe ủi đất san bằng ngay c̣n ǵ" Diên cáu kỉnh nói
- "Hay ḿnh cứ để ư xem hắn làm ǵ nhé, ḿnh giữ lại một ch́a khóa nhà, hắn có suốt ngày ở đây đâu".
- "Thôi bà ơi, lo dọn nhà mới mà ăn Tết đi! 27,28 rồi !"
Tuy quát thế nhưng Trần Diên vẫn thấy ư vợ là đúng, hắn định bụng sẽ canh chừng Tâm khi Tâm dọn vào.
Chợ Bến Thành vào sáng sớm, bạn hàng đang lục đục dọn ra, sớm nhất vẫn là khu ăn uống cho các bà các cô ăn quà trước khi đi chợ, những nồi bún riêu, bún ốc to cả ṿng tay sôi sùng sục, váng đỏ ngầu màu cà chua và ớt bột, nào cháo ḷng, hủ tíu đến các món cơm tấm b́, cơm sườn bên cạnh hàng chè đủ maù đủ sắc.
Từng chồng bánh ngọt xếp lên rất khéo, bánh da lợn nước dừa, bánh gai, bánh xu xê san sát nhau rồi hàng xôi, hàng nước mời chào ơi ới. Mỗi quầy ăn đều có vài băng ghế gỗ vây quanh, ai muốn ngồi đâu kêu món ǵ cũng được, hàng này nhắn hàng kia theo lời gọi của khách, các cô bé 14, 15 tuổi chạy tíu tít bưng thức ăn. Tâm cũng hơi ngượng ngùng khi vào khu ăn quà này thuộc địa phận của các bà các cô nhưng Vấn cứ lôi vào để giới thiệu quà ăn sáng. Các cô bán hàng thấy Vấn chào rối rít, đua nhau mời vào quầy của ḿnh, Vấn chào hỏi khắp nơi, mỗi chỗ một câu ngắn, Tâm thấy mọi người rất vui vẻ với Vấn nên cũng tự nhiên hơn.
Hai người gọi bún ốc và chè sương sa hột lựu, ăn xong vẫn c̣n sớm, thường th́ Vấn không thu tiền trước 9 giờ để bà con đă có thu nhập mở hàng, người buôn bán hay kiêng việc chi ra trước trong ngàỵ Vấn rủ Tâm uống cà phê vỉa hè. Hai ba bàn nhỏ mỗi bề chừng năm tấc và mỗi bàn cứ hai ghế đẩu chỉ vừa một mông, kê ra ngoài đựng, thế là thành quán cà phệ Tâm nh́n từng giọt cà phê nhỏ xuống ly qua cái filter, nhớ đến câu cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc mà bật cười .
Bàn bên cạnh là người phu xích lô ăn sáng với nắm xôi đậu, ly cà phê đă uống xong lại rót tiếp nước trà mà nhâm nhi, chốc nữa những người đi chợ ra họ mới có khách. Ban sáng ít ồn ào hơn, tưởng như trở về ba mươi năm trước lúc Saigon chưa được 1 triệu người . Tâm nhớ đến một bài thơ người bạn thân làm về Sàig̣n xưa và nay
Sàig̣n ngày đó rất hay
Xung quanh các phố c̣n đầy đất hoang
Ngườ ta chưa sống lan tràn
Cả thành phố, chín trăm ngàn thế thôi
Đường c̣n vắng, ít xe hơi
Honda chưa có, hay ngồi xích lô
Đôi khi thấy chiếc xe thồ
Khoan thai chậm răi, ngựa ô chở hàng
Sàig̣n nay sống vội vàng
Số dân năm triệu, cửa hàng như nêm
Sàig̣n khi trước b́nh yên
Con người có vẻ cũng hiền hơn chăng?
Xa thành phố đă bao năm
Một thời thơ ấu vẫn hằn trong tim
Khi về chẳng biết có t́m
Được chăng những lúc êm đềm khi xưa
Sàig̣n dù những cơn mưa
Dù cho nắng đổ, dù chưa phục hồi
Tên người, ta giữ trong đời
Như bao kỷ niệm của thời thơ ngây
Tâm ngồi vỉa hè bên tách cà phê tưởng như thời c̣n đi học, quần xanh áo trắng, cúp cua đi uống cà phê mà vẫn hănh diện với huy hiệu Pétrus Kư trên túi áo. Tuổi 17, 18 coi trời bằng vung, ước mơ làm người Quang Trung Nguyễn Huệ. Thế mà đă hai mươi năm trôi qua, chuyện thành bại đă rơ rệt, bước vào cái tuổi "tri thiên mệnh" để an ủi cho cái bất tài, bất lực của ḿnh. Những đàn anh đi trước nổi tiếng trong phong trào Sinh Viên ngày xưa như Huỳnh Tấn Mạnh (tên do tác giả sửa lại) giờ cũng an phận, sống cuộc đời cơm áo. Hai người bạn nhắc lại cho nhau những kỷ niệm, những ước vọng xa xưa mà mang mang niềm cảm khái. Tâm uống cạn tách cà phê rồi hỏi:
- "Vấn à, có thể giúp tao một việc được không?"
- "Dĩ nhiên, mày cứ nói, việc ǵ làm được tao sẽ làm ngay".
Tâm kể lại chuyện thuê nhà của Trần Diên, Vấn chăm chú nghe thỉnh thoảng tỏ ư không bằng ḷng v́ Tâm chi số tiền tương đối lớn. Tâm nói tiếp:
- "Tao nhờ mày thuê một đám múa lân, đến chỗ nhà cũ của tao lúc 6 giờ chiều ngày mùng ba Tết tŕnh diễn trong sân trước khoảng 1 tiếng đồng hồ."
Vân nh́n Tâm, trong đầu nghĩ chắc thằng bạn ḿnh mát dây điện
- "Tâm à, mày có khùng không đó, chuyện mày bỏ tiền ra để ở vài ngày trong nhà cũ tao c̣n có thể hiểu được mặc dù trả quá nhiều, nhưng thôi cứ cho là mày gắn bó với ngôi nhà của bố mẹ, nhưng chuyện múa lân th́ thật t́nh tao không hiểu nổi"
- "Mày có giúp được không?"
- "Dĩ nhiên là được, bỏ tiền ra là có ngay, mấy đám cũng được, mấy tiếng cũng được thôi, nhưng tao thấy kỳ khôi quá. Mồng ba rất ít múa lân, mà chẳng ai múa vào lúc gần tối như vậy".
- "Chính v́ vậy đó Vấn" .
Tâm lặng lẽ rót chút nước trà vào ly, tráng sạch rồi châm trà cho cả hai, nh́n Vấn cảm thấy sự bất đồng của bạn
- "Vấn nhớ anh Khanh không? "
- "Nhớ chứ, anh c̣n học tập phải không?, ngày xưa chúng ḿnh vẫn mến và phục anh ấy, chưa 30 đă Thiếu tá, quanh năm đi trận"
Tâm đặt bàn tay lên cánh tay Vấn
- "Chuyện tao làm có liên quan đến anh ấy, mày giúp tao nhé, nếu thành công tao sẽ kể cho mày trước khi đi, c̣n nếu thất bại th́ tao không muốn mày phải liên lụy".
Vấn nh́n Tâm, hiểu mơ hồ chuyện người bạn vừa nói
- "Ḿnh là bạn thân với nhau, gia đ́nh mày lại rất tốt, ngày đám cưới tao ngoài Đà Nẵng, mẹ tao không có tiền mua vé máy bay ra dự lễ, đến nhà hỏi mượn, bác đưa ngay c̣n kèm theo tiền mừng, món tiền cho mượn, bác không bao giờ hỏi, măi sau tao mới trả lại được, thằng Minh ăn ở học thi cả mấy tháng. Mày cho tao biết tao có thể làm ǵ hơn không?"
- "Cám ơn mày, tao rất mừng v́ qua mấy ngày nay, vẫn nhận được t́nh bạn chân thành như xưa, và được sống lại không khí gia đ́nh trong nhà màỵ Mày đă giúp tao làm quen với Trần Diên bây giờ thêm việc này nữa, ngoài ra c̣n một chuyện rất quan trọng phải trông cậy vào mày".
Tâm đưa cho Vấn một số giấy tờ
- "Đây là bản sao passport của tao, địa chỉ của bố mẹ, địa chỉ của Ṭa Lănh Sự Pháp ở Saigon, tao đă đăng kư ở đó. C̣n đây là 4 cái thơ tao viết sẵn mỗi nơi hai cái. Hôm tao lên máy bay sẽ cùng mày đi chung lên phi trường. Đến Bangkok khoảng 5 giờ chiều tao sẽ gọi về. Nếu không thấy tao đến hoặc chia tay ở phi trường mà đến hết ngày không thấy tao gọi về mày hoặc về Minh th́ là có chuyện rồi. Lúc đó nhờ mày gửi 4 cái thơ làm hai lần cách vài ngày, họ sẽ t́m cách kiếm tao. C̣n thấy tao gọi về từ Bangkok th́ mọi việc êm thắm, xin mày hủy nó".
Tâm xiết tay Vấn, nói thêm:
- "Có mày tao yên tâm hơn nhiều lắm đó Vấn"
- "Mày cứ tin tao, hy vọng là mọi sự tốt đẹp"
- "Cám ơn Vấn, à nhớ nói họ đốt thật nhiều pháo nhé"
- "Được rồi, cứ yên trí"
Đến giờ làm việc của Vấn hai người chia tay nhau, Vấn không ngờ thằng bạn dáng dấp thư sinh mà lại đang tính những chuyện lung tung thế này .
Tâm về lại Brodard lúc chín giờ rưỡi, vừa đẩy cửa bước vào, một niềm ngạc nhiên, thú vị, vui sướng tràn ngập, bên cái bàn cạnh cửa sổ trong góc Kiều Lan ngồi sẵn đợi anh, nụ cười hé nở như đóa hoa trên gương mặt thùy mị, chắc Lan đă thấy Tâm qua khung kính trước khi vào, Tâm quá vui mừng suưt nữa đụng phải người bưng nước. Ngồi vào bàn, Lan vẫn mỉm cười không nói
- "Lan đến lâu chưa?" (làm như chuyện Lan đến là dĩ nhiên)
- "Được nửa tiếng rồi anh" (làm như chuyện Tâm đến cũng dĩ nhiên)
Tâm gọi nước dừa, hai người nh́n nhau một thoáng lại mỉm cười
- "Vết thương anh bớt đau chưa ?"
- "Bớt nhiều rồi Lan, hy vọng ăn Tết không có vết bầm."
- "Như Ư .... "
- "Anh cũng muốn được như ư"
Như Ư bật cười v́ Tâm khổng hiểu mà t́nh cờ câu nói lại có nghĩa là muốn được nàng
- "Anh! Như Ư là tên thật em đó, cái tên Kiều Lan chỉ dùng ở chỗ làm thôi"
- "Ô vậy hả, tên thật em hay hơn nhiều, Kiều Lan hơi ... cải lương đó, em đừng giận nhé!"
- "Cố t́nh mà, em không giận đâu, c̣n anh - Như Ư hóm hỉnh hỏi - tên nào là thật, tên nào để đi chơi ? "
- "À, tên anh là Tâm, Nguyễn Đắc Tâm"
- "Đắc Tâm, là được ḷng đấy nhé anh"
- "Anh thích được như ư hơn được ḷng"
- "như ư viết thường hay viết hoa anh!"
Hai người cùng cười, chỉ mới biết tên nhau mà như đă quen từ lâu, Tâm có yếu điểm là khi gặp những nét đẹp, một pho tượng, một bức tranh hay giờ đây một gương mặt th́ ngắm măi khiến Như Ư khẽ cúi đầu
- "Ḱa anh, làm Như Ư ngượng anh"
- "Xin lỗi Như Ư nhé, một phần tại em đó"
- "Em làm ǵ mà tại em?"
- "Em chợt đến, chợt đi, nên anh sợ không là thật"
Như Ư thấy vui vui v́ người đàn ông đáng mến này có cách nói chuyện khác hẳn những người tán tỉnh nàng, với những câu chẳng hạn "Kiều Lan, em đẹp wá, wả tiếng đồn không sai" hay "Em đẹp như woa hậu Lê Thu Thảo".
- "Anh này, hôm qua có người mang thơ bỏ chợ đấy".
- "Ồ, anh tưởng là bỏ chậu chứ"
- "Anh xấu quá, thấy em mà không ra mặt lại c̣n ŕnh."
- "Nếu ngày nào cũng như hôm nay th́ anh khỏi phải ŕnh nữạ"
Hai người im lặng hồi lâu
- "Nhỡ hôm nay em không đến th́ sao ?"
- "Th́ giống như hôm qua, hôm kia và ngày mai, ngày mốt"
- "Trả lại anh bài thơ đây này"
- "Em không muốn giữ sao ?"
- "Có chứ anh"
- "Thế là sao hở Như Ư ?"
Như Ư cười thật xinh, thật nghịch, đưa cho Tâm tờ giấy có bài thơ, nhưng là một tờ giấy xanh lơ, Tâm mở ra thấy bài thơ ḿnh được chép lại với một nét chữ thật đều, thật đẹp trái với nét nguệch ngoạc của Tâm. Như Ư lại rút ra tờ giấy khăn ăn bản chính c̣n chỗ bôi xóa
- "Cho em chia phần nhé, bản chính của em c̣n bản sao cho anh".
- "Cám ơn em, không thôi anh lại quên mất".
- "Thơ anh làm mà quên à"
- "Quên chứ em, khi làm thơ, tâm ư tràn ra ng̣i bút có ở lại trong đầu đâu".
Một giờ rồi hai, ba giờ trôi qua thật nhanh, Như Ư nhận thấy Tâm lời nói dịu dàng, chữ dùng không kiểu cách nhưng hơi xưa không hề có những danh từ đang phổ biến như dzỏm, hay xịn, tốc độ nói chậm và ít hơn người trong nước. Tâm lại t́m thấy ở Như Ư những nét duyên dáng, cái đầu nói chuyện hơi nghiêng nghiêng cho một bên tóc bồng bềnh chạm nhẹ bờ vai thon thả, đôi mắt to thật trong, thật đen, giọng cô gái bắc kỳ nhẹ như làn khói .
Đẹp hơn nữa là hàm trắng đều, khiến nụ cười làm sáng thêm khuôn mặt thanh tú. Có được hàm răng đó phải là nhờ cha mẹ ǵn giữ dạy dỗ từ nhỏ, chứng tỏ không phải xuất thân lao động nghèo khổ.
Câu chuyện có những lúc ngừng lại thay vào là yên lặng bên nhau, ly nước xoay xoay trong tay, hay ngón vu vơ lơ đăng vạch lên vũng nước nhỏ đọng trên thành ly rơi xuống mặt bàn, thành những đường vô nghĩa và ánh mắt thỉnh thoảng nh́n nhau rồi chớp nhẹ Buổi sáng cứ như thế mà êm đềm qua đi .
NGÔI NHÀ CŨ Phần 14
....
Như Ư nh́n đồng hồ đeo tay :
- "Ấy, trưa rồi em phải về nhà kẻo mẹ lo".
- "Ḿnh ăn trưa chung không được hở em ?"
Như Ư ngập ngừng:
- "Em không nói trước cho mẹ biết nên không đi được anh ạ, cho em về, để lần khác anh nhé".
- "Anh c̣n có mười ngày ở đây thôi, Tết em có phải đi làm không?"
- "Mai em làm ngày cuối rồi nghỉ cho đến mồng 6 ta ."
- "Thế tối mai em không nghỉ được sao ? "
- "Không anh ạ, đêm cuối trong năm nên quản lư không cho nghỉ"
- "Phải chi anh là chủ vũ trường, sẽ cho em nghỉ việc"
- "Sao lại đuổi việc em? "
- "Không phải đuổi, vẫn có lương mà không được làm việc thôi"
- "Anh khéo nói đùa quá đi "
- "Hay tối mai anh đến, em chỉ tiếp anh thôi dược không?, thật sự anh không muốn là khách của em nhưng ....."
Tâm không t́m được chữ để diễn tả ư ḿnh, Như Ư vẫn hiểu và cảm động. Như Ư nhẹ nhàng nói:
- "Vâng, anh đến nhé, anh đến sớm hơn em, để đừng ai gọi trước, em sẽ điện thoại cho quản lư để từ chối người khác đặt. Thôi cho em về nhé Tâm"
- "Ừ em về nhé, tối mai gặp lại".
Buổi trưa Tâm ăn qua loa một tô phở rồi dến nhà ḿnh gặp Trần Diên lấy ch́a khóa, Diên đă dọn gần xong cả c̣n vài thùng để ở mái hiên chờ xe đến lấy . Vấn cũng có mặt ở đó để xem Tâm có cần ǵ không.
Vợ chồng Diên sau khi nhận tiền nói là c̣n thăm hàng xóm nhưng muốn nấn ná để xem t́nh h́nh. Tâm mở cửa bước vào căn pḥng mà ngày xưa là pḥng khách của gia đ́nh anh, lắc thử giường và tủ anh nhận thấy chúng mới được lắp lại một cách vụng về c̣n nệm th́ sau khi rạch nát để t́m ṭi, Diên thấy không thể để lại được nên cuốn lại mang đi vứt. Cũng là tiện cho Tâm, v́ dù phóng khoáng cách mấy cũng khó mà ngủ được trên tấm nệm bẩn thỉu đó, Tâm đặt cái xắc tay có hai bộ quần áo và đồ vệ sinh lên giường, đưa mắt quan sát khắp pḥng, đi qua một khung cửa sang garage và từ đó ra vườn sau .
Khi xưa khu vườn sau của nhà Tâm c̣n rộng hơn đằng trước, nhưng bị xâm chiếm dần dần nên chỉ c̣n độ 15 thước chiều sâu, giới hạn bởi một hàng rào gỗ che những căn nhà xây chiếm đàng sau . V́ xây lậu chiếm đất nên họ chỉ dám xây một từng, chờ khi được hợp thức hóa sẽ nâng lên. V́ thế mặt sau bị bít lối và ở ngoài không ai ngó vào vườn được.
Cách tường phần nhà Diên sáu, bảy thước là một cây ổi xá lị cành lá xum xuê, Tâm vẫn leo trèo thời nhỏ, mỗi mùa ra trái bố mẹ lại bảo Tâm hái để cho người quen hay bạn bè các con. Cái cây rất sai trái, quả nào cũng to gần bằng trái cam sành, thịt ḍn vị thơm, chấm thêm muối ớt chưa cắn đă chảy nước miếng, lá ổi non nghiền ngẫm trong răng cũng thích.Tâm đứng tựa gốc cây ổi cho bớt cái nắng ban trưa, từ chỗ anh đứng có thể thấy được sân gạch mái tôn nhà bên cạnh phần anh đang thuê, mà họ dùng làm bếp hay đúng hơn là chỗ để ba hỏa ḷ than các cỡ, vài soong chảo treo trên vách và một ít dụng cụ làm vườn. V́ trống trải như thế nên Tâm đoán vườn sau chỉ dành cho hai hộ tầng dưới, không có đường vào cho người ở trên.
Mái tôn nhô ra gần ṿm cây làm cản trở một phần tầm nh́n của người tầng trên nhưng từ hai nhà dưới đất th́ lại thấy bao quát cả vườn. Nhà bên cạnh có mấy người đang ở ngoài sân trên ghế mây và trên vơng, chắc có lẽ đă được Trần Diên cho biết nên họ ṭ ṃ ra nh́n anh chàng Việt kiều về lại nhà. Trần Diên mồm dẻo quẹo cứ nói với hàng xóm là thương hại Tâm là con của chủ nhà cũ nên cho ở mấy hôm Tết. Tâm và họ gật đầu chào nhau. Vấn lúc năy đi mua cho Tâm chiếu, gối và chăn vải mỏng, c̣n màn th́ lấy từ nhà, khệ nệ mang đến rồi ra sau vườn t́m Tâm. Trên đường về nhà Vấn, Tâm dừng lại một quầy hàng mua một số phong b́ đỏ đựng tiền ĺ x́ .
Vào đến nhà thấy chị Mai vợ Vấn mặt mày có vẻ không vui, chị gọi con lấy nước rồi xin lỗi Tâm để được nói chuyện với chồng. Tâm ngồi pḥng khách hỏi chuyện học hành với bé Phượng. Một lát Vấn trở ra hơi bực bội, Tâm nh́n Vấn nhưng không hỏi, Vấn ngồi xuống ghế, thở dài
- "Cuối năm mà có chuyện bực ḿnh"
- "Chuyện ǵ thế, kể cho tao biết với!"
- "Con bé người làm ăn cắp tiền của Mai bỏ trốn rồi"
- "Ô, vậy sao? mất nhiều không?"
- "Cũng may là hôm qua Mai lại có chuyện chi tiêu nên mang đi gần hết, chỉ c̣n hơn 2 triệu. Tiền mất là một chuyện, nhưng không có người tín cẩn giúp việc, dọn dẹp và lo cho bà cụ th́ Mai không đi làm được, Tết lại không có người phụ cỗ bàn. Con bé 18 tuổi tưởng hiền lành mà không ngờ"
- "Có chắc là nó không? hay trộm vào c̣n nó t́nh cờ đi đâu chưa về? "
- "Chắc rồi, bà cụ ở nhà cả ngày mà trộm nào vào được, ngoài ra. Chứng minh thư nhân dân của nó gửi Mai giữ để làm hộ khẩu, nó cũng mang theo rồi"
Tâm muốn làm dịu không khí nên đùa
- "Vậy là nó bị tên nào dụ dỗ chắc"
Vấn không cười được đăm chiêu suy nghĩ. Chợt một ư tưởng đến trong đầu Tâm:
- "À Vấn c̣n nhớ vú Bảy nhà tao không? "
- "Có chứ, Tao đến chơi gặp hoài, Minh vẫn hay nhắc đến vú tử tế với nó trong thời gian ăn ở học thi Tú Tài".
- "Vậy th́ như thế này đi, từ ngày vú bị Trần Diên buộc phải ra khỏi nhà, đi bán vé số tội lắm. Vú là người rất trung thành và tin cậy được, lại nấu ăn giỏi và cần mẫn, nếu mày nhận th́ hay cho cả hai bên mà tao cũng yên tâm về phần vú"
- "Vậy th́ quá tốt rồi, bây giờ vú ở đâu, có bắt đầu ngay được không?"
- "Tao nghĩ rằng được, hôm trước mới gặp vú đó, chỉ có điều ... "
- "Điều ǵ ? "
- "Vú đă 60, chỉ sợ ít lâu rồi đau yếu hay chết. Hay là trường hợp đau yếu hay làm đám ma để tao trang trả chi phí cho nhé"
- "Mày nói thế là coi thường tao đó, nếu người làm khác, ở trong nhà mà xảy ra th́ tao cũng phải lo chứ đừng nói ǵ đến vú"
- "Xin lỗi mày, tao chỉ có ư muốn giúp vú cho tận nghĩa"
- "Chuyện này cũng tốt cho nhà tao đó thôi! Thời buổi này khó tin người lạ lắm"
Vừa vặn Mai bước ra, nghe Vấn nói lại Mai rất vui mừng. Buổi chiều Tâm và Vấn đến nhà vú nói chuyện, Vú Bảy đă biết Vấn từ xưa nên rất cảm động, nước mắt chạy quanh, đồ đạc của vú không có ǵ đáng mang theo, Tâm nói mai sẽ sắm quần áo khác cho vú ăn Tết rồi gọi Taxi chở Tâm và vú về nhà Vấn. Tâm ra về mà ḷng vui sướng, nghĩ chắc bố mẹ hay tin này cũng mừng.
Ngày hôm sau lúc Vấn từ chợ về nhà, Mai đưa một lá thơ từ ngoại quốc, Vấn cầm lấy, nh́n con tem có chữ Canada mà không biết là của ai v́ nhà Vấn không có người nào đi di tản hay vượt biên cả, Vấn mở thư ra .
"Ottawa, ngày ...
Xin chào anh Vấn,
hy vọng anh chưa đổi địa chỉ để thư này đến được tay anh. Anh c̣n nhớ Đông Phố không? Đông Phố "của" anh Doanh đấy .
Anh và gia đ́nh vẫn khỏe chứ, bác cũng lớn tuổi rồi phải không anh ?
Nghe O Liên người làm ngày xưa trong nhà bố mẹ kể có gặp anh Tâm ở Saigon cách đây ít lâu, Phố rất mừng. Hy vọng anh Tâm gặp lại anh, trong trường hợp đó nhờ anh đưa tay hoặc gửi sang cho anh Tâm lá thư kèm theo .
Cám ơn anh và chúc anh cùng gia đ́nh năm mới mọi sự tốt đẹp.
Đông Phố
"
Thấy chồng đọc thư mà đổi sắc mặt, Mai hỏi
- "Thư ai thế anh ?"
- "Đông Phố, trời thật bất ngờ quá "
- "Đông Phố là ai vậy - Mai hơi ghen - người cũ của anh hả ?"
- "Không có đâu, t́m Tâm đó trong khi nó về Vietnam mấy lần mà không hỏi thăm tin tức được!"
Vấn kể vắn tắt cho Mai biết về chuyện Tâm Phố
- "Vậy anh lo đưa cho anh Tâm thư đi, chắc ảnh mừng lắm"
Vấn gọi telefone lên Hotel t́m Tâm nhưng cả ngày không có Tâm ở đó.
Lại một lần thành phố lên đèn đón màn đêm vừa xuống, vũ trường Olympic nằm trên đường Hồng Thập Tự / Nguyễn thị Minh Khai, là một đường lớn của Sài g̣n dẫn đến Dinh Độc Lập nay là Dinh Thống Nhất, hai bên vỉa hè thoáng rộng, bao nhiêu là hàng quán buổi tối bày bàn ra ngoài buôn bán tấp nập. Các quán nhậu ở đây đặc biệt là món tiết canh ḷng lợn và cháo ḷng, cháo huyết. Sức tiêu thụ bia của người dân Saigon thật là khủng khiếp, dĩ nhiên là đối với người có tiền. Đơn vị đặt không phải là chai hay lon mà là thùng hay két. Cứ 3 người trở lên vào quán là đă gọi nguyên thùng 24 lon, c̣n hai người th́ nửa thùng. Ở Âu Mỹ uống 2 chai đă không dám lái xe sợ mất bằng, c̣n ở Saigon nhiều người, quá say không đi được mà vẫn lái xe hơi hay Honda về. Qua thời gian quá khổ ngày xưa, những người làm ăn được, kiếm tiền được, ăn nhậu thả giàn để bù lại thời bo bo, cơm độn của cả nước.
Tâm đến Olympic khi trời đă tối hoàn toàn, Như Ư chắc có lẽ cũng vưà đến hay đến lâu mà cố ư đợi Tâm ở bên dưới nơi bán vé. Hai người sánh bước lên chung vào vũ trường ở tầng một. Như Ư hôm nay trang điểm nhẹ nhàng hơn mọi lần và đă mặc quần áo đẹp sẵn nên không cần đi trang điểm hay thay quần áo, nếu nàng không phải vào trong chào quản lư để đăng kư ḿnh có mặt th́ hai người đă như một đôi bạn đi nhảy với nhau .
Một buổi tối thật đẹp, tṛ chuyện nhiều hơn là nhảy, Như Ư đ̣i Tâm kể về đời sống nước ngoài cho nàng nghe. Khi dàn giạc chơi những điệu nhảy cuồng nhiệt Twist, Cha cha cha hay Rock'n'Roll dưới ánh đèn psychedelic chớp giật th́ hai người không ra sân, Tâm đưa tiền, yêu cầu các bài "Paris, có ǵ lạ không em?", "Come back to Sorrento" và "Ngày xưa Hoàng thị"
Trong tiếng nhạc, lời ca êm nhẹ và ánh sáng mờ dịu, nhất là khi điệu Slow, những thân h́nh sát nhau hơn, gần nhau hơn, những bước chân trở nên nhẹ nhàng, d́u nhau theo cung điệu trữ t́nh. Tâm cảm thấy xao xuyến khi có lúc hai g̣ má chạm nhau trong một khoảnh khắc. Như Ư nhiều lúc nhắm mắt lại, tựa đầu vào vai để Tâm d́u bước, không nhớ hay không muốn nhớ nơi đây là vũ trường, nơi làm việc của nàng, mà chỉ nghe lời hát, tiếng đàn rót vào tai, bước chân như đi trên mây thật nhẹ theo thân ḿnh và ṿng tay của Tâm đưa đi. Tiếng đập trong lồng ngực hai người, hơi thở ấm qua tai và mùi Davidorff Cool Water ngan ngát là lạ của Tâm làm Như Ư ngây ngất.
...... Đừng mở mắt, lỡ là giấc mơ, đừng buông tay, lỡ người tan mất, đừng tránh đi, h́nh như môi ấy đang chạm nhẹ vành tai, hơi thở anh nồng ấm vào từ tai chạy khắp thân ḿnh cho người em mềm đi trong cánh tay nâng nhẹ .....
Tiếng nhạc chấm dứt mà hai người vẫn bên nhau lắng đọng trong một lúc mới rời ra để về lại bàn.
Tâm đưa Như Ư rời Olympic khoảng 10 giờ rưỡi đêm, đường đă vắng, không khí không quá nóng bức, hôm nay xe Như Ư hỏng nên lúc năy nàng đến bằng Taxi, hai người đang trong hương ngọt của t́nh yêu chớm nụ, lại vừa ra khỏi pḥng nhảy ngợp khói thuốc lá nên cảm thấy nhẹ nhàng không muốn đứng đợi xe trước cửa vũ trường, vừa đi dọc theo con đường vừa nói chuyện. Bàn tay Tâm nắm lấy tay Như Ư lúc nào cũng chẳng biết, có thể v́ những gần gũi êm đềm trong tiếng nhạc nên họ dạn dĩ hơn. Mải mê bên nhau, bước chân bất giác rẽ vào đường Bùi thị Xuân về hướng nhà thờ Huyện Sĩ, con đường nhiều bóng tối, hai người mất cảnh giác không biết có 3 tên, trong đó là hai thằng bị Vấn đánh gục mấy hôm trước, đang theo ḿnh.
(C̣n tiếp)
Phạm Doanh